1. Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là ai? Bao nhiêu?
Theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại mức hưởng lương hưu cao nhất ở Việt Nam của người lao động là hơn 140 triệu đồng/tháng tính đến tháng 8/2023, sau nhiều lần được điều chỉnh lương hưu.
Cụ thể, đó là mức lương hưu của ông P.P.N.T sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông T được xác định là người có mức lương hưu cao nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Ông T nghỉ hưu vào tháng 04/2015 với lương hưu hơn 87 triệu đồng/tháng. Thời điểm nghỉ hưu, ông T đã có trên 23 năm đóng bảo hiểm xã hội.
2. Điều kiện và thời điểm người lao động hưởng lương hưu
Về thời điểm hưởng lương hưu, theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, người lao động được hưởng lương hưu khi người lao động thuộc các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với những người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các trường hợp sau đây thì được hưởng lương hưu từ thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do doanh nghiệp lập khi người lao động đó đã đủ các điều kiện hưởng lương hưu:
Người làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với người đại diện của người lao động chưa đủ 15 tuổi);
Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức và viên chức;
Công nhân quốc phòng, công an và những người làm các công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an, người làm các công tác cơ yếu và hưởng lương như quân nhân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang học và được hưởng sinh hoạt phí;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Trường hợp 2: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương thì được hưởng lương hưu từ tháng liền kề khi người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 3: Đối với người lao động thuộc trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu vào thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Về điều kiện hưởng lương hưu, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Người lao động thuộc các trường hợp nêu trên (trừ trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an) khi nghỉ việc mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng điều sau đây:
Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Vào năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ là 56 tuổi 04 tháng và nam là 61 tuổi);
Đủ tuổi (trường hợp nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm) và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong các hầm lò;
Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.
Người lao động trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau đây:
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu;
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nghỉ hưu sớm và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);
Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.
Người lao động nữ là công chức xã, cán bộ hoặc hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.
>> Chế độ hưu trí: Cập nhật mới nhất về tuổi hưu, lương hưu
3. Cách tính lương hưu mới nhất 2024
Cách tính lương hưu hiện nay được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì lao động nam tính thêm 2% và lao động nữ tính thêm 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%;
Nếu người động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75%;
Nếu người lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%:
>> Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu hằng tháng
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?