Làm thời vụ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Để không bị gò bó về thời gian làm việc, nhiều người lao động đã chọn làm các công việc thời vụ mang tính ngắn hạn. Vậy khi làm thời vụ, người lao động có được hưởng các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp không?


Người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Công việc thời vụ thường là những công việc đơn giản, dễ dàng thực hiện ngay mà không mất thời gian đào tạo. Đặc trưng của công việc này là việc tuyển dụng không thường xuyên và phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất và sức tiêu thụ của thị trường.

Do đó, thời gian làm các công việc này chỉ diễn ra ngắn hạn phổ biến từ khoảng 01 - 06 tháng hoặc có thể dài hơn một chút.

Để biết được người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không thì cần căn cứ vào đối tượng bắt buộc tham gia được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013. Khoản 1 Điều này ghi nhận:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời, theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng có mùa vụ đã bị loại bỏ và thay vào đó, các bên phải tiến hành ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn cụ thể.

Từ những căn cứ trên trên, có thể thấy, người lao động làm thời vụ cũng được đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

Làm thời vụ có được nhận tiền thất nghiệp không? (Ảnh minh họa)


Nghỉ làm thời vụ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Như đã phân tích, người lao động làm thời vụ có thể được đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng để hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc, người này phải đáp ứng đủ các điều kiện được ghi nhận tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, bao gồm:

1 - Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Không giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

2 - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

3 - Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng.

4 - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp.

Không giải quyết với trường hợp: Người lao động đi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, đi học tập từ 12 tháng, đi xuất khẩu lao động, chết, …

Trong các điều kiện nêu trên, người lao động làm thời vụ cần lưu ý đến thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc. Công việc thời vụ thường chỉ làm dưới 01 năm nên nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trước đó người lao động thời vụ phải đã từng đi làm công việc khác và có đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy người lao động mới có thể đảm bảo thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi nghỉ việc.

Xem thêm: Chi tiết điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất


Đang hưởng tiền thất nghiệp mà đi làm thời vụ, có bị dừng trợ cấp?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, một trong những lý do có thể khiến người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi có việc làm.

Điều này cũng hướng dẫn, người lao động được coi là có việc làm nếu:

- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

- Có quyết định tuyển dụng/bổ nhiệm làm việc.

- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp.

- Người lao động thông báo trung tâm dịch vụ việc làm là đã có việc làm.

Như vậy, nếu đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động tìm được công việc thời vụ và được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ bị dừng hưởng trợ cấp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp sẽ được bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp theo nếu đủ điều kiện.

Xem thêm: 13 trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề làm thời vụ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không. Nếu gặp vướng mắc liên quan đến việc nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình “3 tại chỗ”. Tuy nhiên mô hình này cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo nếu không đảm bảo giãn cách. Vậy công nhân không may nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?