Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên?

Với các loại bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia. Vậy các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?

Hiện nay, khi ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt bắt buộc gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nhiệp, bảo hiểm y tế.


1. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

[…]

Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:

- Người lao động: Đóng 8% tiền lương.

- Người sử dụng lao động:

+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.

+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. 
ky hop dong bao lau thi phai dong bao hiem


2. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Điều 43 Luật Việc làm 2013 đã ghi nhận về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

[…]

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, khi ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm, hằng tháng, các bên sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:

- Người lao động đóng 1% tiền lương.

- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.


3. Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?

Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:

- Người lao động đóng 1,5 % tiền lương.

- Người sử dụng lao động đóng 4,5 % tiền lương của người lao động.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?” Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Mức đóng BHXH mới nhất đang được áp dụng hiện nay

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Công ty phá sản chưa chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm sao?

Để làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần hoặc lương hưu, rất nhiều trường hợp đã phải quay lại công ty cũ để chốt sổ BHXH do trước đó nghỉ ngang. Vậy nếu công ty cũ đã phá sản, người lao động phải làm gì để chốt sổ bảo hiểm?