Rút BHXH 1 lần: Người lao động mất ngay 4 khoản tiền lớn

Do phải chờ đợi quá lâu để có thể nhận lương hưu, nhiều người lao động đã vội đi rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần. Tuy nhiên, với lựa chọn này, trong tương lai, người lao động sẽ mất đi 04 khoản tiền lớn sau đây.


1. Không được nhận lương hưu hằng tháng khi về già

Nếu đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên, đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ được cơ quan BHXH chi trả lương hưu hằng tháng.

Căn cứ Điều 55 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu hằng tháng của người lao động sẽ được tính như sau:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỷ lệ hưởng được tính theo thời gian đóng BHXH:

Lao động nam

Lao động nữ

- Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Số tiền lương hưu sẽ được chi trả hằng tháng cho người lao động kể từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu cho đến khi người đó từ trần.

Để đảm bảo rút ngắn chênh lệch về lương hưu giữa những người lao động với nhau, Chính phủ còn ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội (Điều 57 Luật BHXH năm 2014).

Tuy nhiên, nếu rút BHXH 1 lần, thời gian đóng BHXH trước đó của người lao động sẽ bị xóa bỏ. Nếu không tiếp tục tham gia BHXH, người lao động đương nhiên sẽ không được nhận lương hưu khi về già.


2. Mất tiền mua BHYT mà mức hưởng vẫn thấp hơn người có lương hưu

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người đang hưởng lương hưu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo nhóm do cơ quan BHXH đóng. Theo đó, bên cạnh lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Ngược lại, do đã rút BHXH 1 lần nên không được hưởng lương hưu, người lao động sẽ phải tự bỏ tiền túi để mua thẻ BHYT theo diện hộ gia đình.

Không những phải bỏ tiền mua thẻ BHYT mà mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu với người tham gia BHYT hộ gia đình cũng có sự khác biệt nhất định.

Căn cứ Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, mức thanh toán BHYT khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến của người đang hưởng lương hưu là 95%, trong khi đó, người tham gia BHYT hộ gia đình chỉ được thanh toán 80%.

Như vậy, khi không thể hưởng lương hưu do rút BHXH 1 lần thì người lao động không chỉ phải tự mua BHYT mà còn phải chấp nhận mức thanh toán BHYT đúng tuyến thấp hơn so với người có lương hưu.

khoan tien bi mat khi rut bhxh 1 lan


3. Không có trợ cấp mai táng khi người lao động chết

Theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang hưởng lương hưu mà chết thì người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Số tiền này sẽ được cơ quan BHXH thanh toán một lần cho thân nhân của người lao động đó.

Tiền trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Kéo theo đó, mức trợ cấp mai táng được xác định bằng 14,9 triệu đồng.

Ngoài thân nhân của người lao động đang hưởng lương hưu chết được nhận trợ cấp mai táng, nếu người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà có thời đóng từ đủ 12 tháng trở lên chết thì thân nhân của họ cũng được nhận loại trợ cấp này.

Do đó, nếu người lao động đã rút BHXH 1 lần với toàn bộ thời gian đóng BHXH thì khi chết, thân nhân của họ sẽ không được nhận trợ cấp mai táng.

Còn nếu từng rút BHXH 1 lần mà sau đó người lao động lại tiếp tục tham gia BHXH thì khi không may qua đời, người thân của họ vẫn có cơ hội nhận trợ cấp mai táng.


4. Người thân không được hưởng trợ cấp tuất

Căn cứ Điều 67 và Điều 69 Luật BHXH năm 2014, người lao động đang hưởng lương hưu mà tử vong thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp tuất, có thể là tuất 1 lần hoặc tuất hằng tháng.

Theo Điều 69 và Điều 70 Luật BHXH 2014, nếu người lao động đang nhận lương hưu mà chết thì thân nhân sẽ được hưởng như sau:

- Trợ cấp tuất hằng tháng:

+ Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

+ Thân nhân thuộc trường hợp còn lại:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng

- Trợ cấp tuất một lần:

+ Người lao động chết trong 02 tháng đầu nhận lương hưu:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Mức lương hưu hằng tháng đang hưởng

+ Người lao động chết từ tháng thứ ba nhận lương hưu trở đi:

Mức trợ cấp tuất 1 lần

=

48

x

Mức lương hưu đang hưởng

-

0,5 x

(Số tháng đã hưởng lương hưu

- 2)

x

Mức lương hưu đang hưởng

Trong đó: Mức thấp nhất = 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Và đương nhiên, nếu không được được hưởng lương hưu hay không tiếp tục tham gia BHXH, khi người lao động chết, người thân sẽ không được thanh toán tiền trợ cấp tuất.

Trên đây là thông tin về 04 khoản tiền bị mất khi rút BHXH 1 lần. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Địa chỉ làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp quận Tân Bình

Trợ cấp thất nghiệp được xem là một khoản cứu cánh trong lúc người lao động mất việc. Để nhận được khoản tiền này, người lao động sinh sống tại quận Tân Bình hoặc có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đây có thể đến đâu để nộp hồ sơ?