Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo là quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Dưới đây là những trường hợp được bảo lưu khoảng thời gian này.

Cách tính thời gian bảo lưu

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

-

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó:

Thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, các trường hợp người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

1. Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 8 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP nêu rõ, trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ:

Ông A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn là ngày 16/3/2020. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2020, ông A không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Khi đó, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện các thủ tục để hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông A. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông A được bảo lưu là 36 tháng.

Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (Ảnh minh họa)


2. Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức BHXH nơi đang hưởng trợ cấp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ví dụ:

Bà B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà B tính từ ngày 20/02/2019 đến ngày 19/5/2019.

Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2019 (tức sau 03 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp), bà B vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ 3.

Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bà B được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà bà B không đến nhận).

3. Người lao động có tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trường hợp này được quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 28 như sau:

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.

Ví dụ:

Ông C có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp). Do đó, thời gian ông C được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

4. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, khi bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp dưới đây thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian chưa nhận trợ cấp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo:

- Có việc làm;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;

- Bị tòa án tuyên bố mất tích;

- Bị tạm giam, phạt tù.

Lưu ý: Trừ trường hợp người lao động có việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an mà không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm. 

Với những trường hợp nêu trên, khi đáp ứng đủ điều kiện, người lao động có thể làm thủ tục nhận tiếp tiền trợ cấp thất nghiệp. Vậy làm thế nào để nhận được khoản tiền này?

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?

Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm hay không? Tìm hiểu câu trả lời bằng bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp và một số thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.