Hướng dẫn khám giám định lại tai nạn lao động tái phát

Vốn bị suy giảm sức khỏe do tai nạn lao động nên nếu vết thương tai nạn lao động tái phát, sức khỏe của người lao động sẽ càng yếu hơn. Trường hợp này, người lao động có được khám giám định lại không? Nếu có thì thực hiện như thế nào?


1. Vết thương tai nạn lao động tái phát có được khám giám định lại?

Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về các trường hợp người  lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Theo đó, nếu vết thương tai nạn lao động tái phát, người lao động sẽ được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi vết thương tái phát đã được điều trị ổn định.

Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT, thời điểm người lao động được khám giám định lại được xác định như sau:

- Trường hợp thông thường: Được giám định lại sau ít nhất 24 tháng kể từ ngày được kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động gần nhất trước đó.

- Trường hợp vết thương tai nạn lao động tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn so với thời hạn 24 tháng kể từ ngày được kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động gần nhất trước đó. 

kham giam dinh lai tai nan lao dong tai phat


2. Hồ sơ giám định lại tai nạn lao động tái phát gồm những gì?

Theo điểm g khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT, trường hợp giám định lại vết thương tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định với các giấy tờ gồm:

- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm hoặc Giấy ra viện theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư 65, trong đó ghi rõ tổn thương tái phát.

Lưu ý: Trường hợp vết thương tái phát không có khả năng điều trị ổn định thì bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích được giám định trong Biên bản đó.

Lưu ý: Trường hợp vết thương tai nạn lao động tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì phải nộp Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

- Một trong các giấy tờ có ảnh: Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Lưu ý: Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh và đóng giáp lai trên đó, được cấp trong tối đa 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Người lao động chỉ cần phối hợp, cung cấp các giấy tờ liên quan cho người sử dụng lao động để tiến hành thủ tục khám giám định một cách thuận lợi.


3. Thủ tục khám giám định lại tai nạn lao động tái phát thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 56 và hướng dẫn tại Quyết định số 2968/QĐ-BYT năm 2018, thủ tục khám giám định tai nạn lao động tái phát được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp phối hợp hoàn thiện hồ sơ đề nghị khám giám định.

Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ.

Bước 3: Nộp phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

Mức phí: Thực hiện theo Thông tư 243/2016/TT-BTC.

Trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định lại mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trả chi phí khám giám định.

Trường hợp còn lại: Người yêu cầu giám định phải trả chi phí giám định lại.

Bước 4: Hội đồng giám định y khoa tổ chức khám giám định sức khỏe cho người lao động bị tai nạn.

Căn cứ hồ sơ được gửi đến, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Theo đó, người lao động sẽ được khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích và:

- Tổn thương tái phát được ghi trong Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương tích;

- Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định trong bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án.

- Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa.

Trường hợp không tổ chức khám giám định thì trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản cho người lao động và doanh nghiệp biết lý do.

Bước 5: Phát hành Biên bản giám định y khoa.

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận giám định, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục khám giám định lại tai nạn lao động tái phát. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Vết thương tai nạn lao động tái phát được hưởng quyền lợi gì?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hủy quá trình đóng BHXH do công ty nợ bảo hiểm được không?

Hủy quá trình đóng BHXH do công ty nợ bảo hiểm được không?

Hủy quá trình đóng BHXH do công ty nợ bảo hiểm được không?

Khi làm thủ tục hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, rất nhiều người lao động đã bị từ chối giải quyết hồ sơ do chưa chốt sổ ở công ty cũ. Thay vì làm thủ tục chốt sổ, người lao động có thể hủy quá trình đóng khi công ty cũ nợ bảo hiểm được không?

Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu mới nhất

Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu mới nhất

Hướng dẫn thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu mới nhất

Để được giải quyết chính xác và đầy đủ chế độ tai nạn lao động, người lao động phải tiến hành khám giám định sức khỏe để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Sau đây là thông tin chi tiết về thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu.