Vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc dưới 3 tháng?

Trợ cấp thất nghiệp chia sẻ nhiều khó khăn cho người lao động khi không có việc làm. Với những người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm, dù công việc chỉ vài ba tháng liệu có còn được hưởng?

Chị Hoàng Thu H (Lâm Đồng) gửi câu hỏi: “Trước đây tôi có làm việc tại công ty X và đóng bảo hiểm thất nghiệp được 40 tháng. Gần đây, vì hoàn cảnh gia đình nên tôi nghỉ việc và làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quyết định, thời gian hưởng trợ cấp của tôi từ ngày 03/3/2019 đến ngày 01/6/2019. May mắn trong thời gian này tôi đã tìm được việc và bắt đầu làm việc từ ngày 26/4/2019 mặc dù công việc chỉ kéo dài trong 2 tháng.

Vậy cho hỏi lúc này tôi có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?”

Vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc dưới 3 tháng?

Vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc dưới 3 tháng? (Ảnh minh họa)


LuatVietnam trả lời như sau:

Liên quan đến trường hợp của chị, điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng khi có việc làm. Trong đó, người được xác định là có việc làm phải giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên.

Như vậy, chỉ khi công việc này được ký thành hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thì chị mới bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, còn công việc hiện tại với thời gian làm việc 02 tháng thì chị vẫn tiếp tục được hưởng.

Tuy nhiên, chị cần lưu ý, với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 40 tháng, chị chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng (cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, thời gian còn lại được bảo lưu) theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013.

Do đó, trong thời gian đang được hưởng, chị nên tìm một công việc ổn định, phù hợp để đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình.

>> Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?