Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2

Trợ cấp thất nghiệp chia sẻ một phần gánh nặng cho người lao động khi không có thu nhập. LuatVietnam cung cấp những thông tin quan trọng khi người lao động muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ 04 điều kiện:

- Đã chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng hoặc 36 tháng (tùy trường hợp) trước khi chấm dứt hợp đồng;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập từ 12 tháng trở lên; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù…

Xem chi tiết tại đây.

Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2

Hướng dẫn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp lần 2 (Ảnh minh họa)


Lưu ý thời gian tính hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 2

Trong quá trình lao động, sẽ có những khoảng thời gian người lao động không tham gia bảo hiểm liên tục. Do vậy, Điều 45 Luật Việc làm 2013 chỉ rõ:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng chế độ là tổng các khoảng thời gian đã đóng liên tục hoặc không liên tục, được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ 04 trường hợp được bảo lưu:

- Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;

- Người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Người lao động đang hưởng trợ cấp mà bị chấm dứt hưởng khi có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đi học từ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, phạt tù.

(theo Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)

Ví dụ: Anh A có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 38 tháng, được hưởng trợ cấp 03 tháng và bảo lưu 02 tháng (tháng lẻ).

Thời gian hưởng trợ cấp tính từ ngày 02/3/2019 đến ngày 01/6/2019. Tuy nhiên, ngày 25/4/2019 anh A thực hiện nghĩa vụ quân sự nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp.

Do đó, anh A không được nhận 01 tháng trợ cấp cuối cùng mà được bảo lưu thời gian đóng là 12 tháng.

Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của anh A là 12 tháng + 2 tháng = 14 tháng.

Cách nhận trợ cấp thất nghiệp lần 2

Để nhận trợ cấp thất nghiệp lần 2, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tương tự như lần nhận đầu, cụ thể:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ: quyết định sa thải, quyết định thôi việc, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Khi có đủ các giấy tờ nêu trên, trong vòng 03 tháng, kể từ ngày thất nghiệp, người lao động nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm.

Sau khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tới cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện theo đăng ký ban đầu để nhận tiền trợ cấp tháng đầu của lần 2.

Để nhận trợ cấp cho những tháng tiếp theo, hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Xem thêm…

Để hiểu rõ quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể theo dõi tại đây.

>> Tăng mức trợ cấp thất nghiệp tối đa từ ngày 1/7/2019

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?