Hướng dẫn cách nhận tiền BHXH dành cho F0

Bên cạnh thông tin về mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) khi mắc Covid-19, người lao động cũng rất quan tâm đến việc làm thế nào được nhận tiền. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nhận tiền BHXH dành cho F0.

Hiện nay, nếu không may trở thành F0, người lao động đang tham gia BHXH sẽ có cơ hội được nhận 02 khoản tiền bảo hiểm bao gồm: Tiền chế độ ốm đau và tiền chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Mỗi chế độ lại cần hồ sơ và thủ tục nhận tiền khác nhau.


1. Cách nhận tiền chế độ ốm đau khi mắc Covid-19

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH, để nhận tiền ốm đau, người lao động thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

Gồm các loại giấy tờ sau:

- Trường hợp điều trị trú tại bệnh viện:

+ Bản sao giấy ra viện của người lao động.

+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Nộp thêm bản sao giấy chuyển tuyến/giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị Covid-19 tại nhà: Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Thời hạn nộp: Trong vòng 45 ngày tính từ ngày trở lại doanh nghiệp làm việc.

Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.

Bước 3: Nhận tiền chế độ ốm đau.

- Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

- Hình thức nhận tiền chế độ:

+ Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp sau khi cơ quan BHXH đã chuyển trợ cấp cho doanh nghiệp.

+ Nhận tiền qua thẻ ATM của người lao động.

+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã chuyển lại cho cơ quan BHXH.

- Số tiền chế độ ốm đau được tính theo công thức sau:

Mức hưởng

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

cach nhan tien bhxh danh cho f0


2. Cách nhận tiền dưỡng sức, phục hồi sau khi đã khỏi Covid-19

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được nhận sau khi người lao động đã khỏi Covid-19 và trở lại doanh nghiệp làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục.

Lưu ý: Chế độ này chỉ dành cho những người lao động đã nghỉ đủ số ngày nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong năm.

Khác với chế độ ốm đau, người lao động không cần chuẩn bị giấy tờ để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị Covid-19. Thủ tục hưởng chế độ này sẽ do doanh nghiệp chủ động thực hiện thủ tục với cơ quan BHXH.

Theo Điều 103 Luật BHXH năm 2014, trong 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau thì doanh nghiệp phải lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (theo Mẫu 01B-HSB) rồi gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH, thời gian giải quyết chế độ dưỡng sức là không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động.

Tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị Covid-19 sẽ được chi trả cho người lao động thông qua các hình thức sau:

+ Nhận tiền tại doanh nghiệp sau khi cơ quan BHXH đã chuyển tiền trợ cấp cho đơn vị sử dụng lao động.

+ Nhận tiền qua thẻ ATM của người lao động.

+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã chuyển lại cho cơ quan BHXH.

Số tiền trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được xác định như sau:

Mức hưởng = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ

cach nhan tien bhxh danh cho f0
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nhận tiền BHXH dành cho F0. Nếu vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia của LuatVietnam hướng dẫn cụ thể.

 >> Nếu bạn là F0, đây là 4 khoản tiền bạn được nhận

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?