Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh gồm những gì?

Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một trong những quyền lợi của lao động nữ khi sinh con thuộc chế độ thai sản. Để hưởng quyền lợi này, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ nào?


Đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, đối tượng được nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm: Lao động nữ và lao động nữ mang thai hộ (đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Tuy nhiên, những lao động này còn phải đáp ứng được điều kiện:

- Đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (xem chi tiết tại đây)

- Ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.

Lưu ý: Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về tình trạng “sức khỏe chưa phục hồi”. Do đó, lao động nữ nên cân nhắc làm thủ tục nghỉ dưỡng sức để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020

Nghỉ dưỡng sức sau sinh cần chuẩn bị giấy tờ gì? (Ảnh minh họa)

Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh mới nhất

Điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH nêu rõ, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.

Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh. Xem mẫu đơn tại đây.

Lưu ý:

Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Trên đây là thông tin về hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh cần chuẩn bị để được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ giải đáp.

>> Chế độ dưỡng sức sau sinh - Điều kiện, mức hưởng và thủ tục

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ ngày 01/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 đã mở rộng thêm nhiều đối tượng được hưởng chế độ ốm đau so với Luật hiện hành. Cùng tìm hiểu chế độ ốm đau cho người lao động làm việc bán thời gian từ thời điểm Luật mới có hiệu lực.

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

“Dùng gì thay thế thẻ BHYT giấy nếu quên mang theo?” Đây là thắc mắc của không ít người dân khi đi khám, chữa bệnh. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, người bệnh có thể sử các ứng dụng, giấy tờ sau đây để thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy.