Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất

Với người thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với yếu tố nguy hại thì chế độ bệnh nghề nghiệp là một trong những chế độ tiến bộ. Pháp luật hiện hành quy định những giấy tờ nào thì được hưởng chế độ này?

Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, một trong những điều kiện để người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Xem thêm điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại đây.

Để xác định mức suy giảm khả năng lao động, người lao động phải khám giám định tại cơ sở y tế có thẩm quyền. Khi đó, hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp như sau:

Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp

Khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định hồ sơ gồm:

  • Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động đối với người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định;
  • Giấy đề nghị khám giám định của người lao động đối với người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh.

(Bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng);

  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
  • Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
  • Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Hồ sơ khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát

Cũng theo Thông tư này, cụ thể khoản 2 Điều 6, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị khám giám định;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát;
  • Bản chính hoặc bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
  • Một trong các giấy tờ: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực. Nếu không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Cần giấy tờ gì để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp? (Ảnh minh họa)

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm các loại giấy tờ:

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu

  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
  • Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị nếu điều trị nội trú;
  • Giấy khám bệnh nghề nghiệp nếu không điều trị nội trú;
  • Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp;
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại nếu điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp;
  • Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa;
  • Chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt (nếu có);
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp với người đã nghỉ hưu, thôi việc

  • Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa nếu thanh toán phí giám định y khoa.

Trên đây là tất cả các giấy tờ cần có đối với hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Tùy theo tình trạng của mình, người lao động cần chuẩn bị đủ hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho mình.

>> Năm 2020, bị bệnh nghề nghiệp, được hỗ trợ bao nhiêu?


Thùy Linh
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?