Gửi đóng BHXH bắt buộc: Cẩn thận tiền mất tật mang!

Với nhiều quyền lợi mà bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đem lại, nhiều người lao động sau khi nghỉ việc đã gửi đóng tiếp BHXH bắt buộc ở công ty cũ hoặc công ty của người quen. Vậy việc gửi đóng này liệu có vi phạm pháp luật?


Không đi làm, gửi đóng BHXH bắt buộc được không?

Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người lao động Việt Nam:

+ Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 - dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;

+ Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 - dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.

Theo đó, chỉ những người kể trên mới được tham gia BHXH bắt buộc. Nếu không thuộc các trường hợp này mà có nguyện vọng thì người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tuy nhiên, khi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động chỉ được hưởng quyền lợi liên quan đến chế độ hưu trí và tử tuất. Trong khi đó, nếu tham gia BHXH bắt buộc, người này còn được hưởng thêm chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chính vì vậy, thay vì tham gia BHXH tự nguyện, nhiều người đã chọn gửi đóng BHXH tại công ty mà mình quen biết.

Mặc dù vậy, nếu người lao động không làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nói cách khác, nếu không đi làm, người lao động sẽ không được tham gia BHXH bắt buộc.

Do đó, nếu không đi làm mà gửi đóng BHXH bắt buộc để hưởng lợi thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ vi phạm pháp luật.

gửi dong BHXH bat buoc co bi phat

Gửi đóng BHXH bắt buộc có bị phạt? (Ảnh minh họa)


Gửi đóng BHXH bắt buộc bị xử lý thế nào?

Hành vi gửi đóng BHXH bắt buộc để hưởng lợi được coi là hành vi gian lận nhằm trục lợi BHXH. Nếu bị phát hiện, cả người lao động và doanh nghiệp đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và số tiền có được từ việc gian lận mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

* Xử phạt hành chính

Đối tượng

Hành vi

Mức phạt

Người lao động

Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

01 - 02 triệu đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Người sử dụng lao động

Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

05 - 10 triệu đồng/hồ sơ làm giả, sai lệch nội dung

(Khoản 2 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận.

* Xử lý hình sự

Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người lao động có hành vi gửi đóng để trục lợi từ BHXH còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gian lận BHXH tại Điều 214 Bộ luật này với mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm: Thực hiện một trong các hành vi sau để chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 - dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - dưới 200 triệu đồng:

+ Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH lừa dối cơ quan BHXH.

+ Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ BHXH.

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm: Nếu phạm tội mà:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tiền BHXH từ 100 - dưới 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 05 - 10 năm: Nếu phạm tội mà:

+ Chiếm đoạt tiền BHXH từ 500 triệu đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại 500 triệu đồng đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là những phân tích liên quan đến vấn đề gửi đóng BHXH bắt buộc. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tổng hợp các mức phạt vi phạm về BHXH mới nhất

>> Lợi đủ đường khi tham gia BHXH tự nguyện

>> Phân biệt BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Với tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong tay, khi đi khám, chữa bệnh, người dân sẽ được giảm bớt phần nào chi phí. Tuy nhiên, nếu khám chữa bệnh trái tuyến thì tùy từng trường hợp, người dân mới được thanh toán. Vậy khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng BHYT?