Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội: Mẫu chuẩn và 4 điều cần biết

Khi làm thủ tục hưởng chế độ khám thai, người lao động rất hay gặp vướng mắc liên quan đến giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp về giấy khám thai hưởng BHXH.


1. Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội nào là chuẩn?

Theo quy định hiện hành, không có mẫu giấy nào mang tên là giấy khám thai hưởng hưởng bảo hiểm xã hội nhưng thuật ngữ này lại được người lao động sử dụng rất nhiều để chỉ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong trường hợp hưởng chế độ khám thai.

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân rao bán công khai loại giấy này. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số đó đều là mẫu giấy hợp lệ.

Hiện tại, cơ quan BHXH chỉ chấp nhận chi trả tiền chế độ đối với giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

giay kham thai huong bao hiem xa hoi

Nếu không đúng mẫu này, cơ quan BHXH sẽ từ chối thanh toán tiền khám thai cho người lao động.

Xem thêm: Xin giấy nghỉ khám thai hưởng BHXH ở đâu?


2. Mỗi giấy khám thai hưởng BHXH được tính mấy ngày nghỉ?

Khoản 1 Điều 32 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khám thai như sau:

Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Cùng với đó, khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ, mỗi lần khám, người lao động chỉ được cấp 01 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Như vậy, với mỗi giấy khám thai hưởng BHXH, lao động nữ sẽ được tính nghỉ từ 01 đến 02 ngày:

- Khám thai thông thường: Nghỉ 01 ngày/lần khám.

- Ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: Nghỉ 02 ngày/lần khám. 


3. Mỗi người được cấp bao nhiêu giấy khám thai hưởng BHXH?

Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT đã nêu rõ:

2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

Bên cạnh đó, Điều 32 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định quyền lợi dành cho lao động nữ trong thời gian mang thai là được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần.

Như vậy, trong thời gian thai kỳ lao động nữ sẽ được cấp tối đa 05 giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.


4. Mất giấy khám thai hưởng BHXH, xin cấp lại được không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở y tế khám, chữa bệnh đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (hay còn gọi là giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội) sẽ có trách nhiệm cấp lại loại giấy tờ này trong các trường hợp sau:

- Bị mất, bị hỏng.

- Người ký giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền.

- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định.

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bị sai sót về thông tin.

Như vậy, nếu không may làm mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, lao động nữ có thể quay lại nơi mà mình đã khám thai để xin cấp lại.

Trường hợp cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ đóng dấu “Cấp lại” trên giấy chứng nhận.


5. Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin, phải làm sao?

Cũng theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy khám thai hưởng BHXH có sai sót thông tin được ghi trên giấy sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh xử lý theo một trong 02 cách sau:

(1) - Cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH.

(2) - Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy khám thai hưởng BHXH.

Như vậy, nếu thấy thông tin trên giấy khám thai hưởng BHXH của mình bị thiếu hoặc sai sót, người lao động cần đến cơ sở y tế nơi đã khám thai cho mình để yêu cầu cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung thông tin.

Tùy vào mức độ sai sót về thông tin trên giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội mà cơ  sở khám chữa bệnh sẽ xem sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy mới cho người lao động.

Trường hợp cấp lại, giấy mới sẽ được đóng dấu “Cấp lại”. Còn nếu chỉ cần bổ sung, sửa đổi thong tin, cơ sở khám chữa bệnh phải đóng dấu treo tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.

Trên đây là mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ và một số thông tin liên quan. Nếu còn vướng mắc liên quan đến loại giấy tờ này, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Chế độ khám thai: Chi tiết mức hưởng và thủ tục nhận tiền

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.