Dự thảo mới: Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Đề xuất giảm số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đi kèm với đó là thắc mắc: “Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?” Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


Thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu đề xuất giảm còn bao nhiêu?

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa Điều 54, Điều 55 Luật BHXH năm 2014, người lao động sẽ được giải quyết hưởng lương hưu khi đủ tuổi nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:

- Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.

- Trường hợp còn lại: Đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Để tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động, dự thảo sửa Luật BHXH đang đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm cho hầu hết người lao động.

Riêng trường hợp tham gia  BHXH bắt buộc nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì vẫn cần phải đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Theo Điều 71 và Điều 105 dự thảo Luật BHXH mới, dù tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện, người lao động cũng đều có cơ hội được hưởng lương khi đã tích lũy đủ 15 năm đóng BHXH.

Đề xuất mới giảm thời gian đóng BHXH còn bao nhiêu năm?
Đề xuất mới giảm thời gian đóng BHXH còn bao nhiêu năm? (Ảnh minh họa)

Đề xuất này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động được nhận lương hưu sớm hơn mà không cần phải đóng đến 20 năm. Dẫu vậy, người lao động vẫn phải chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì mới được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.

Lưu ý: Theo dự thảo mới, nếu người lao động tham gia BHXH bắt buộc rút tiền 1 lần sau thời điểm Luật mới có hiệu lực thì ở lần đóng BHXH tiếp theo, mọi người lao động đều phải tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH mới được giải quyết hưởng lương hưu.


Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?

Đi kèm với việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cách tính mức hưởng lương hằng tháng cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với đề xuất mới.

Căn cứ Điều 73 và Điều 106 dự thảo sửa Luật BHXH, mức hưởng lương hưu hằng tháng vẫn được tính theo công thức cũ nhưng cách tính tỷ lệ hưởng đã có sự điều chỉnh.

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỷ lệ hưởng được xác định theo số năm đóng BHXH như sau:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam:

Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên

Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu

Tỷ lệ hưởng = Số năm đóng BHXH x 2,25%

- Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ:

  • Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
  • Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
  • Mức hưởng tối đa là 75%.
Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?
Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào? (Ảnh minh họa)

Ví dụ 1: Ông A đóng BHXH được 18 năm thì khi nghỉ hưu ông A được hưởng tỷ lệ = 18 x 2,25% = 40,5%.

Ví dụ 2: Bà B đóng BHXH được 27 năm. Tỷ lệ hưởng của bà B được tính như sau:

- 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.

- 12 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 12 x 2% = 24%.

Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A = 45% + 24% = 69%.

Có thể thấy rõ, việc giảm số năm đóng BHXH xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ hưởng của người lao động. Với thời gian đóng BHXH  ngắn thì mức hưởng lương hưu tương ứng của người lao động sẽ thấp.

Hiện nay, theo Luật BHXH năm 2014, nếu đóng BHXH tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55%, lao động nam được hưởng 45%.

Còn với đề xuất tại dự thảo mới, khi chỉ đóng tối thiểu 15 năm BHXH, lao động nữ được hưởng 45%, lao động nam được hưởng 15 x 2,25% = 33,75%. Tỷ lệ này là khá thấp, khó có thể đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già.

Tất cả các nội dung được đề cập trong bài viết trên là những đề xuất nằm trong dự thảo sửa đổi Luật BHXH do Bộ Lao động Thương binh và xã hội đưa ra để lấy ý kiến chứ chưa phải quy định chính thức.
Dự thảo này có thể sẽ còn sửa đổi thêm trước khi trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 6 (diễn ra vào tháng 10/2023).
Dự kiến Luật BHXH mới sẽ Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 và đưa vào áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01/2025.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc: “Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?” Nếu còn vướng mắc liên quan đến nội dung dự thảo mới, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Mới: Tất cả người lao động sắp có cơ hội nhận lương hưu cao hơn

Một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố là hai phương án về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.

Có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội liên tục để hưởng lương hưu không?

Có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội liên tục để hưởng lương hưu không?

Có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội liên tục để hưởng lương hưu không?

Để hưởng trọn các chế độ, người lao động đóng bảo hiểm xã hội có cần liên tục không? Thực tế không ít người lao động có ý định nhảy việc nhưng quan ngại về vấn đề trên nên vẫn chần chừ chưa xin nghỉ. Sau đây là câu trả lời chi tiết.