Giám định bệnh nghề nghiệp: Hồ sơ và thủ tục thực hiện

Việc giám định bệnh nghề nghiệp là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động của người mắc bệnh nghề nghiệp. Sau đây là thông tin chi tiết về hồ sơ và thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp.


1. Khi nào người lao động được giám định bệnh nghề nghiệp?

Khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định cụ thể về trường hợp người lao động được thực hiện giám định mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

Theo quy định này, người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định bệnh nghề nghiệp tại các thời điểm sau:

- Bệnh nghề nghiệp có thể điều trị ổn định: Người lao động được giám định sau khi bệnh tật đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định: Người lao động được giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị. 


2. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp gồm giấy tờ gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp các giấy tờ sau:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc giấy đề nghị khám giám định của người lao động:

  • Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 56 dành cho người lao động đang thuộc quản lý của doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị khám giám định do người lao động lập theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 56 dành cho người lao động không còn làm công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp.

- Bản chính/bản sao hợp lệ hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

- Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Nếu người lao động mắc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định thì trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh không có khả năng điều trị ổn định.

- 01 trong các giấy tờ có ảnh:

  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
  • Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh và đóng giáp lai, cấp trong tối đa 03 tháng.


3. Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp tiến hành thế nào?

Theo hướng dẫn tại Quyết định số 2968/QĐ-BYT, thủ tục khám giám định sức khỏe lần đầu do tai nạn lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động và doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp.

Bước 2: Người lao động hoặc doanh nghiệp gửi hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Bước 3: Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Căn cứ hồ sơ đề nghị giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa xem xét và tổ chức khám giám định. Nếu không thực giám định bệnh nghề nghiệp thì trong 10 ngày làm việc, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do cho người lao động/doanh nghiệp biết.

* Phí giám định bệnh nghề nghiệp: Do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Số tiến này được trích từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (theo khoản 1 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).

Bước 4: Hội đồng giám định y khoa phát hành Biên bản giám định y khoa.

Sau có kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định, trong 10 ngày làm việc, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định cho người lao động/doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin hướng dẫn chi tiết hồ sơ và thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?

Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm hay không? Tìm hiểu câu trả lời bằng bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp và một số thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.