Giải đáp 5 thắc mắc liên quan đến giấy hẹn tái khám

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, nhiều trường hợp bác sĩ phải viết giấy hẹn tái khám để hẹn bệnh nhân quay lại kiểm tra mức độ hồi phục sau khi ra viện. Dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp thắc mắc thường gặp liên quan đến giấy hẹn tái khám.


1/ Tái khám theo giấy hẹn có cần xin giấy chuyển tuyến?

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2014, người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Trong trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể, nội dung này được hướng dẫn tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, khi đi tái khám, người bệnh chỉ cần mang theo thẻ BHYT, giấy tờ chứng minh nhân thân và giấy hẹn khám lại thì sẽ được hưởng các chế độ về BHYT.

Như vậy, khi đi khám lại theo lịch hẹn ở các bệnh viện tuyến trên, người có thẻ BHYT không cần xin giấy chuyển tuyến mà chỉ cần đem theo giấy hẹn khám lại thì sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức hưởng đúng tuyến của đối tượng.


2/ Thời hạn sử dụng của giấy hẹn tái khám là bao lâu?

Như đã đề cập, giấy hẹn khám lại phải được thực hiện theo mẫu Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

Giải đáp 5 thắc mắc liên quan đến giấy hẹn tái khám

Có thể thấy, mẫu giấy hẹn đã nêu rõ, giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng trong 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại.

Do đó, người bệnh cần lưu ý đi khám lại theo thời gian nói trên để được đảm bảo quyền lợi về BHYT.


3/ Đi khám theo giấy hẹn tái khám được thanh toán thế nào?

Để xác định mức hưởng BHYT cần căn cứ vào việc người bệnh đi khám chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.

Trường hợp đi khám theo giấy hẹn mang đầy đủ giấy tờ được coi là đúng thủ tục khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, trong các trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến được liệt kê tại Thông tư 40/2015/TT-BYT và Nghị định 146/2018 không bao gồm khám lại theo giấy hẹn. Tuy nhiên, thực tế trong trường hợp này, người bệnh vẫn được thanh toán BHYT theo mức hưởng.

Để khắc phụ thiếu sót này, Thông tư 30/2020/TT-BYT (có hiệu lực 01/3/2021) hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm nhiều trường hợp được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến. Trong đó có trường hợp người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến (theo khoản 6 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT).

Căn cứ Điều 22 Luật BHYT, trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, người bệnh sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức sau:

- 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

- 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

- 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

giay hen tai kham

Giải đáp 05 thắc mắc liên quan đến giấy hẹn tái khám (Ảnh minh họa)


4/ Tái khám sớm hơn so với chỉ định có được hưởng BHYT?

Mẫu số 05 tại Nghị định 146/2018 đã quy định rất rõ:

Hẹn khám lại vào giờ … ngày …. tháng …. năm ……… , hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.

Theo đó, nếu có biểu hiện bất thường nào sau khi ra viện, người tham gia BHYT có thể đến khám lại bất cứ lúc nào trước thời điểm hẹn được bác sĩ ghi trong giấy. Khi đó, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi về BHYT.

Nếu người bệnh hoàn toàn bình thường nhưng do bận mà đến khám sớm hơn lịch hẹn không thuộc trường hợp được tái khám trước hẹn. Khi đó, người bệnh được coi là khám chữa bệnh trái tuyến. Do đó, người bệnh cần lưu ý để không bị thiệt thòi.


5/ Đi khám lại sau ngày hẹn có được có thanh toán chi phí?

Như đã đề cập, giấy hẹn tái khám có giá trị 10 ngày làm việc kể từ ngày hẹn khám lại. Vì vậy, nếu bận việc đúng ngày hẹn tái khám, người bệnh hoàn toàn có thể đến khám sau ngày này.

Theo đó, người bệnh đi khám lại vào bất kì ngày nào trong 10 ngày làm việc sau ngày hẹn tái khám thì đều được thanh toán chi phí theo mức hưởng BHYT cao nhất mà đối tượng đó được hưởng.

Nếu quá 10 ngày mà người bệnh không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực. Và muốn hưởng BHYT theo mức đúng tuyến, người bệnh phải xin giấy chuyển tuyến dưới để được khám ở bệnh viện tuyến trên.

Trên đây là giải đáp một số thắc mắc về giấy hẹn tái khám. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Đi cấp cứu không mang thẻ BHYT được thanh toán thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Đi khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT?

Cơ sở y tế tư nhân thường được người dân đánh giá cao về chất lượng phục vụ bệnh nhân. Do đó, để không mất nhiều thời gian chờ đợi, không ít người đã lựa chọn khám tại bệnh viện tư nhân. Vậy trường hợp đi khám chữa bệnh (KCB) tại bệnh viện tư có được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT)?