Tính nhanh: Là F0, bạn được nhận bao nhiêu tiền BHXH?

Ngoài việc thắc mắc về thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), không ít F0 cũng tò mò về số tiền chế độ ốm đau của mình. Vậy theo quy định, F0 được nhận bao nhiêu tiền BHXH?


F0 muốn hưởng BHXH cần điều kiện gì?

Hiện nay không còn chính sách hỗ trợ đặc biệt của cơ quan BHXH dành riêng cho người lao động bị mắc Covid-19. Tuy nhiên, nếu không may trở thành F0, người lao động sẽ được xem xét giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Luật BHXH năm 2014, người lao động F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

1 - Đang tham gia BHXH bắt buộc.

2 - Bị nhiễm Covid-19 và phải nghỉ việc.

3 - Có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Lưu ý, bằng chứng cho việc có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chính là một trong các loại giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: F0 điều trị tại nhà.

- Giấy ra viện: F0 điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

F0 được nhận bao nhiêu tiền BHXH?

Theo quy định hiện hành, người lao động là F0 có thể nhận được 02 khoản tiền BHXH sau đây:

1 - Tiền chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 28 Luật BHXH năm 2014, tiền chế độ ốm đau của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức hưởng

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

Trong đó:

- Số ngày nghỉ tính hưởng chế độ ốm đau được xác định theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được căn cứ vào thời gian được ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện.

- Số ngày nghỉ tối đa như sau:

+ Công việc bình thường:

  • Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ tối đa 30 ngày/năm
  • Đóng BHXH đủ 15 - dưới 30 năm: Nghỉ tối đa 40 ngày/năm
  • Đóng BHXH từ đủ 30 năm: Nghỉ tối đa 60 ngày/năm

+ Công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7:

  • Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ tối đa 40 ngày/năm
  • Đóng BHXH đủ 15 - dưới 30 năm: Nghỉ tối đa 50 ngày/năm
  • Đóng BHXH từ đủ 30 năm: Nghỉ tối đa 70 ngày/năm
Ví dụ: Giấy chứng nhận BHXH của chị A ghi nhận số ngày nghỉ là 10 ngày (từ 25/02 đến hết 6/3/2022) như hình:

Công ty của chị A làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật.
Như vậy, trong thời gian nghỉ điều trị Covid -19, chị A có 06 ngày làm việc được tính hưởng chế độ ốm đau.

Giả sử mức lương đóng BHXH của chị A = 10 triệu đồng/tháng. Khi nghỉ điều trị Covid-19, chị A sẽ được tính hưởng như sau:

Tiền ốm đau = 75% x 10 triệu đồng : 24 x 6 ngày = 1.875.000 đồng.

2 - Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo Điều 29 Luật BHXH năm 2014, sau khi nghỉ hết số ngày nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong năm và quay trở lại làm việc mà trong 30 ngày sức khỏe còn yếu, người lao động sẽ được xem xét cho hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

Thời gian nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng chỉ tối đa 05 ngày/năm.

Số tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe được tính như sau:

Tiền dưỡng sức = 30% x Lương cơ sở x Số ngày nghỉ

Ví dụ chị A giải quyết nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày. Chị A sẽ được nhận:

Tiền dưỡng sức = 30% x 1,49 triệu đồng x 5 ngày = 2.235.000 đồng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “F0 được nhận bao nhiêu tiền BHXH?”. Nếu có thắc mắc về chế độ bảo hiểm của F0, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> Hướng dẫn cách nhận tiền BHXH dành cho F0
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?