Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Mong muốn có một khoản tiền phòng khi không có việc làm, nhiều người đã tự nguyện trích một phần thu nhập để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Suy nghĩ này liệu có đúng? Đóng BHXH tự nguyện sẽ được tiền trợ cấp thất nghiệp?

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Ngay từ định nghĩa này, pháp luật đã quy định rõ những chế độ mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng, đó là chế độ hưu trí và tử tuất, không hề đề cập tới chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

Trợ cấp thất nghiệp chỉ có khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 liệt kê các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

- Trợ cấp thất nghiệp;

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

- Hỗ trợ Học nghề;

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp để hưởng các chế độ này. Theo quy định tại Điều 43, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

- Người lao động làm việc theo:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng.

- Người sử dụng lao động:

+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động…

Với những quy định nêu trên, có thể thấy, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động. Và đây cũng chính là những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Do đó, những lao động còn lại - người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chính vì vậy, họ không được nhận trợ cấp thất nghiệp khi đóng BHXH tự nguyện.

Hạn chế của bảo hiểm xã hội tự nguyện là vậy, tuy nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích thiết thực khác từ việc tham gia loại hình bảo hiểm này. Cụ thể, độc giả có thể xem thêm tại đây:


>> Làm việc tự do, đóng bảo hiểm thế nào để được lợi?
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?