Quyền lợi khi nghỉ việc có thể người lao động chưa biết

Với nhiều người, công việc ổn định là trên hết. Tuy nhiên, một bộ phận khác lại cho rằng, nghỉ việc cũng có nhiều cái lợi. Song không phải người lao động nào cũng có thể biết được quyền lợi dưới đây.

Được đóng BHXH trước dù công ty nợ tiền BHXH

Điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ trách nhiệm của đơn vị nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định.

Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH xác nhận sổ bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ngoài ra, quy định này còn dự kiến hướng xử lý trong trường hợp đơn vị chưa đóng đủ tiền bảo hiểm. Cụ thể:

Cơ quan BHXH sẽ xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Có thể thấy, đây là quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia bảo hiểm.

Đóng BHXH trước cho lao động nghỉ việc (Ảnh minh họa)

Được trả sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Trong đó, điểm 2.12 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595 giải thích, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội là việc ghi thời gian đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên sổ BHXH của người tham gia.

Sau khi nhận được sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận thời gian tham gia, người lao động có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Ngoài việc xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp còn phải làm thủ tục báo giảm BHXH khi người lao động nghỉ việc. Chi tiết xem tại đây:

>> Báo tăng, giảm lao động: 5 điều doanh nghiệp cần lưu ý

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?