Đóng BHXH thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

Một trong những quyền lợi lớn nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) chính là hưởng lương hưu về già. Vậy, đóng BHXH thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

Theo tinh thần Điều 65 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức lương hưu hằng tháng đối với trường hợp đóng BHXH bắt buộc và đóng BHXH tự nguyện đều được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào mức đóng BHXH (mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH) và số năm đóng BHXH.


1/ Về mức đóng: Đóng càng nhiều, lương hưu càng cao


Trường hợp tham gia BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH bắt buộc là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức này càng cao thì mức hưởng lương hưu cũng cao tương ứng.

Theo tiết 2.6 khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức tiền lương tháng tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Xem chi tiết mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Xem chi tiết mức lương cơ sở hiên nay

Cần lưu ý, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không phải là mức lương thực nhận của người lao động, nhưng thông thường là mức thấp hơn (không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).

Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị sử dụng lao động muốn thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao đã đóng BHXH cho người lao động bằng với mức lương thực tế (tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở).

Ví dụ: Anh A được nhận mức lương là 15 triệu đồng/tháng, thì mức lương đóng BHXH cũng là 15 triệu đồng/tháng. Tương ứng, lương hưu của anh này cũng sẽ cao theo mức lương đóng BHXH.

Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn (thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng).

Trong đó, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP hiện nay là 700.000 đồng/tháng. Về mức lương cơ sở, xem chi tiết tại đây.

Khác với BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được tự lựa chọn mức thu nhập để làm căn cứ đóng. Nếu mức thu nhập được lấy làm căn cứ đóng càng cao thì mức hưởng lương hưu cũng càng nhiều.

dong bhxh the nao de duoc huong luong huu cao nhat


2/ Về thời gian đóng BHXH: Đóng càng lâu, lương hưu càng cao

Với cả trường hợp tham gia BHXH bắt buộc và trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, thời gian đóng BHXH cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức hưởng lương hưu của người tham gia. Trong đó, nguyên tắc chung là: Đóng càng lâu được hưởng lương hưu càng nhiều.

Để dễ hình dung, có thể xem ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Ông A nghỉ hưu năm 2022 và lúc nghỉ hưu, ông có 35 năm đóng BHXH. Khi đó:

- 20 năm đầu đóng BHXH, tương ứng với 45%.

- 15 năm còn, tương ứng: 15 x 2% = 30%.

Tổng, ông A được hưởng mức lương hưu tối đa là: 75%. Mức bình quân đóng BHXH.

Ông B nghỉ hưu năm 2022 và lúc nghỉ hưu, ông có 22 năm đóng BHXH. Khi đó:

- 20 năm đầu đóng BHXH, tương ứng với 45% mức lương bình quân đóng BHXH

- 02 năm còn lại, tương ứng: 2 x 2% =  4%.

Tổng, ông B được hưởng lương hưu chỉ là 49% mức lương bình quân lương đóng BHXH. 

Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội, lương hưu, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

>> 4 quy định mới ảnh hưởng đến những người có lương hưu

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Bị tai nạn lao động do lỗi của mình, người lao động được hưởng chế độ gì?

Bị tai nạn lao động do lỗi của mình, người lao động được hưởng chế độ gì?

Bị tai nạn lao động do lỗi của mình, người lao động được hưởng chế độ gì?

Trong quá trình làm việc, nếu không thực hiện đúng các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, người lao động rất dễ gặp tai nạn. Vậy trường hợp bị tai nạn do lỗi của chính mình, người lao động được hưởng chế độ gì?