Từ 2023, nhận lương hưu cao nhất phải đóng BHXH bao nhiêu năm?

Lương hưu là cái đích mà nhiều người hướng đến khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy người lao động phải đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa?


1. Mức hưởng lương hưu tối đa là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, lương hưu của người lao động được xác định theo công thức chung sau đây:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (đối với người tham gia BHXH tự nguyện) sẽ phụ thuộc vào tiền lương hoặc thu nhập đóng hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá tương ứng.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ được tính theo số năm đóng BHXH nhưng mức tối đa chỉ là 75%.

Theo đó, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu hằng tháng 

dong bhxh bao nhieu nam de huong luong huu toi da


2. Đóng BHXH bao nhiêu năm để nhận lương hưu tối đa?

2.1. Đối với lao động nữ

Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đều hướng dẫn về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ như sau:

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Theo quy định này, tương ứng với số năm đóng BHXH nhất định thì tỷ lệ hưởng của mỗi người lao động sẽ là khác nhau. Cụ thể:

Lao động nữ

Số năm đóng BHXH

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Tỷ lệ lưởng

55%

57%

59%

61%

63%

65%

67%

69%

71%

Như vậy, lao động nữ phải đóng BHXH ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.

2.2. Đối với lao động nam

Theo Điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam vào năm 2023 được xác định như sau:

- Đóng BHXH 20 năm được tính hưởng 45%.

- Sau đó: Thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

Với cách tính trên, lao động nam có thể đối chiếu số năm đóng BHXH với bảng sau để biết chính xác mức hưởng lương hưu của mình:

Stt

Lao động nam

Số năm tham gia BHXH

Mức hưởng

1

20

45%

2

21

47%

3

22

49%

4

23

51%

5

24

53%

6

25

55%

7

26

57%

8

27

59%

9

28

61%

10

29

63%

11

30

65%

12

31

67%

13

32

69%

14

33

71%

15

34

73%

16

35

75%

Như vậy, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi đóng BHXH bao nhiêu năm để hưởng lương hưu tối đa. Nếu có thắc mắc liên quan đến lương hưu và các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp cụ thể.

>> Chính sách về lương hưu, BHXH năm 2022 có gì mới?

Đánh giá bài viết:
(12 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

“Dùng gì thay thế thẻ BHYT giấy nếu quên mang theo?” Đây là thắc mắc của không ít người dân khi đi khám, chữa bệnh. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, người bệnh có thể sử các ứng dụng, giấy tờ sau đây để thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy.