Cần đóng BHXH bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?

Chế độ thai sản luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ điều kiện về thời gian để hưởng chế độ này.

6 trường hợp được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Đóng BHXH bao lâu được hưởng chế độ thai sản?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Ảnh minh họa)

Đóng BHXH bao lâu được hưởng chế độ thai sản?

Cũng theo Điều luật này, để hưởng chế độ thai sản, người lao động phải đáp ứng được điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Cụ thể:

Lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Nếu lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Để rõ hơn, khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH giải thích thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ:

Chị A sinh con ngày 18/01/2020 và tháng 01/2020 có đóng BHXH, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2019 đến tháng 01/2020.

Nếu trong thời gian này, chị A đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên nếu khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định thì chị A sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, để biết chính xác mình được hưởng chế độ thai sản như thế nào, độc giả có thể xem tại đây:


>> Cách tính tiền thai sản năm 2020
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?