Đóng BHXH 2 tháng có rút được không? Nếu có thì được bao nhiêu tiền?

Mới đóng bảo hiểm được thời gian ngắn, nhiều người lao động đã muốn lấy bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy trường hợp đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng có rút được không? Nếu rút thì được khoảng bao nhiêu tiền?


1. Đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng có rút được không?

Theo quy định hiện hành, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng vẫn có thể rút 1 lần để lấy tiền tiêu trước.

Hiện nay, điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần đang được quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13. Các quy định này đặt ra giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được rút bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:

- Thời gian tối thiểu: 01 tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định về thời gian đóng bảo hiểm tối thiếu được rút một lần. Theo đó, miễn là người lao động từng đóng bảo hiểm xã hội thì đều có cơ hội rút một lần. Tuy nhiên do bảo hiểm xã hội được đóng theo tháng nên để được tính là tham gia bảo hiểm xã hội, mỗi người lao động đều phải đóng ít nhất 01 tháng.

- Thời gian tối đa:

Thời gian tối đa

Trường hợp

Không giới hạn

- Người lao động ra nước ngoài định cư

- Người lao động bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Dưới 15 năm

Lao động nữ làm cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu

Dưới 20 năm

Các trường hợp khác

Với giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như vậy, người lao động đóng bảo hiểm 2 tháng hoàn toàn có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần sau khi nghỉ việc.

Đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng có rút được không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng rút 1 lần được bao nhiêu?

Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội 02 tháng mà thực hiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì số tiền mà người lao động được nhận sẽ được tính theo diện đóng bảo hiểm chưa đủ 01 năm với công thức như sau:

* Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức hưởng

=

22%

x

Tổng các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

(Căn cứ: Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Trong đó:

- Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm.

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm được tính thêm hệ số trượt giá để đảm bảo sự cân bằng về giá trị tiền tệ.

* Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Mức hưởng

=

22%

x

Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng

(Căn cứ: Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)

Trong đó:

- Mức hưởng tối đa = 02 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm.

- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm được tính thêm hệ số trượt giá để đảm bảo sự cân bằng về giá trị tiền tệ.

Ví dụ minh họa: Chị A đóng bảo hiểm xã hội tại công ty X từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020 với mức lương = 07 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, chị A rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhận được số tiền như sau:

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = 22% x (2 tháng x 7 triệu đồng x 1,05) = 3.234 triệu đồng.

Để biết chính xác số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần mà mình được nhận, người lao động có thể sử dụng Hệ thống tính bảo hiểm xã hội 1 lần của LuatVietnam.

Hệ thống tính BHXH 1 lần giúp tính chính xác tiền mình được nhận (Ảnh minh họa)

3. Nghỉ việc bao lâu được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Để trả lời cho câu hỏi này cần căn cứ vào khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13.

Theo đó có hai mốc thời gian mà người lao động cần chú ý nếu muốn rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc:

- Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc nếu:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm.
  • Lao động nữ làm cán bộ, công chức xã hoặc hoặt động không chuyên trách ở cấp xã đã đủ tuổi nghỉ hưu mà khi nghỉ việc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm, đồng thời không tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện.
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế).
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Được rút bảo hiểm xã hội 1 lần sau tối thiểu 01 năm nghỉ việc: Đối với các trường hợp người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ 20 năm và không thuộc các trường hợp được rút bảo hiểm 1 lần ngay sau khi dừng đóng.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội 2 tháng có rút được không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ bảo hiểm một lần, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?

Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm hay không? Tìm hiểu câu trả lời bằng bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp và một số thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.