Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản được không?

Lương cơ bản là mức lương thấp nhất trả cho người lao động khi làm việc tại một vị trí nào đó. Người lao động đi làm công ty chỉ đăng ký đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản được không?


1. Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương nào?

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Do đó, người lao động đi làm công ty sẽ được công ty đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương trên hợp đồng lao động.

Căn cứ khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, mức lương đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng các khoản tiền sau đây:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm

=

Mức lương theo công việc/chức danh

+

Phụ cấp lương bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động

+

Khoản bổ sung xác định cụ thể, được trả thường xuyên trong kỳ trả lương

Lưu ý, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm các khoản tiền sau:

- Tiền hưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng kiến.

- Tiền ăn giữa ca.

- Tiền hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

- Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân qua đời, người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp khi gặp hoàn cảnh khó khăn do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Các khoản tiền hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động đã ký.

Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương nào?
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương nào? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản được không?

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là khoản tiền lương mang tính chất cố định, được chi trả thường xuyên trong kỳ trả lương cho người lao động. Ngoài cách tính được đề cập ở trên, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cũng có thể xác định bằng cách tính sau:

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

=

Tổng thu nhập

-

Các khoản tiền không tính đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định hiện hành, người lao động và doanh nghiệp có thể đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản trong 02 trường hợp:

(1) Mức lương cơ bản cũng chính là mức lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và không có thêm bất kì khoản trợ cấp, phụ cấp hay các khoản bổ sung khác.

(2) Nếu thu nhập chỉ bao gồm mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội.

Thực tế, để hợp pháp hóa việc đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản, các doanh nghiệp thường chia nhỏ tiền lương của người lao động thành lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính đóng bảo hiểm như: Tiền thưởng hiệu quả công việc, tiền ăn trưa, trợ cấp xăng xe, điện thoại,…

Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản, có sao không?
Đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản, có sao không? (Ảnh minh họa)

3. Đăng ký đóng bảo hiểm theo lương cơ bản, ưu nhược điểm thế nào?

Lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội theo lương cơ bản mang đến những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

- Ưu điểm: Doang nghiệp và người lao động tiết kiệm được tối đa chi phí.

Do chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản nên mức đóng hằng tháng cho cơ quan bảo hiểm sẽ thấp. Doanh nghiệp tiết kiệm được kha khá tiền đóng bảo hiểm, người lao động cũng bị khấu trừ ít tiền lương.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dành nguồn tài chính để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Người lao động giữ lại được nhiều tiền lương hơn để chi tiêu sinh hoạt.

- Nhược điểm: Với mức đóng bảo hiểm xã hội thấp, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động khi nghỉ ốm đau, thai sản hay nghỉ hưu sẽ bị ảnh hưởng. Kéo theo mức hưởng trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, tiền lương hưu, tiền bảo hiểm xã hội một lần  khi lãnh cũng đều sẽ thấp theo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản. Nếu còn thắc mắc về chế độ bảo hiểm, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?