Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm được hưởng quyền lợi đến đâu?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi bảo hiểm. Do đó, trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm chỉ được giải quyết hưởng một số quyền lợi sau đây.


1. Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm được hưởng đủ chế độ thai sản

Căn cứ Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của chế độ thai sản nếu:

- Đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà đi khám thai; bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện các biện pháp tránh thai thì được nghỉ hưởng trợ cấp.

- Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng trợ cấp thai sản 06 tháng; trợ cấp 1 lần khi sinh con (áp dụng với cả trường hợp đang đi làm và trường hợp đã nghỉ việc trước khi sinh con).

Mức hưởng chế độ thai sản trong trường hợp vẫn được tính hưởng như các trường hợp thông thường khác.

Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm có được hưởng thai sản?
Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm có được hưởng thai sản? (Ảnh minh họa)

2. Được hưởng chế độ ốm đau, tai nạn lao động nếu đang đóng bảo hiểm

Theo Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm cũng được hưởng chế độ ốm đau nếu đang đóng bảo hiểm bắt buộc và đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau:

- Bản thân bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

- Con dưới 07 tuổi bị ốm đau (có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh) mà phải nghỉ việc chăm sóc con.

Mức hưởng chế độ ốm đau cho người đóng bảo hiểm xã hội dưới 1 năm vẫn được tính hưởng như các trường hợp khác.

Tuy nhiên, số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi bản thân người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm bị ốm đau bị giới hạn tối đa 30 ngày/năm (làm việc trong điều kiện bình thường) hoặc tối đa 40 ngày/năm (làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại, nguy hiểm).


3. Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm được rút 1 lần nhưng ở mức thấp

Căn cứ khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm được quyền rút 1 lần nếu có nhu cầu.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng chưa đủ 1 năm chỉ được hưởng bằng số tiền bảo hiểm đã đóng. Thậm chí mức hưởng còn bị giới hạn mức tối đa = 02 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lưu ý về thời điểm rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng chưa đủ 1 năm:

- Người lao động được rút 1 lần ngay sau khi nghỉ việc nếu:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu.
  • Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách cấp xã đã đủ tuổi nghỉ hưu mà không tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện.
  • Ra nước ngoài để định cư.
  • Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng,…)
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

- Người lao động thuộc các trường hợp còn lại chỉ được rút 1 lần sau 1 năm nghỉ việc.

Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm rút 1 lần thì mức hưởng thấp
Đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm rút 1 lần thì mức hưởng thấp (Ảnh minh họa)

4. Người đóng bảo hiểm chết, người thân được hưởng quyền lợi ít ỏi

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm không may qua đời, người thân của người đó chỉ được tính hưởng chế độ tử tuất với các quyền lợi sau đây:

- Tiền trợ cấp mai táng.

Lưu ý: Chỉ chi trả cho thân nhân của bgười đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng không nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng (theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

- Trợ cấp tuất một lần.

Thân nhân của người lao động đóng bảo hiểm chưa đủ 1 năm chỉ được hưởng trợ cấp tuất 1 lần (theo Điều 69 và Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội).

Trên đây là thông tin về các quyền lợi dành cho người đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm. Nếu còn thắc mắc về chế độ hưởng, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?