Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có ảnh hưởng đến quyền lợi?

Việc thay đổi chỗ làm sẽ khiến cho quá trình đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn. Vậy trường hợp đóng gián đoạn, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao độn có ảnh hưởng gì không?


1. Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có sao không?

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không đặt ra yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội một cách liên tục để tính hưởng quyền lợi.

Do đó, việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn sẽ không ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm của người lao động.

Nhà nước hiện đang tổ chức 02 loại hình bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động dù tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức nào cũng đều được phép đóng bảo hiểm gián đoạn.

Thêm vào đó, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn quy định, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính hưởng chế độ của người lao động được tính từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng bảo hiểm không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng chế độ được xác định bằng tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội).

Vì vậy, nếu đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn, người lao động vẫn được tính hưởng các chế độ theo tổng thời gian đã đóng trừ đi thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Người đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn vẫn được hưởng các quyền lợi về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có ảnh hưởng quyền lợi không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm bị gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Ngoài việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động đi làm công ty còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhảy việc nhiều nơi, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng gặp gián đoạn. Dẫu vậy, quyền lợi về chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng không bị ảnh hưởng.

Bởi theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm, thời gian đóng xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không yêu cầu phải đóng bảo hiểm liên tục mà chỉ cần tích lũy từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc.

Vì vậy, dù đóng bảo hiểm bị gián đoạn thì người lao động vẫn được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính cho toàn bộ các giai đoạn đóng bảo hiểm bị gián đoạn trước đó của người lao động.

Đóng bảo hiểm gián đoạn có được trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

3. Đóng bảo hiểm y tế gián đoạn có sao không?

Người lao động tham gia bảo hiểm y tế được sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng khi đi khám, chữa bệnh. Người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phạm vi và mức hưởng trên thẻ, có thể là 100%, 95% hoặc 80% tùy đối tượng.

Trường hợp đóng bảo hiểm y tế gián đoạn, người lao động có thể mất đi cơ hội hưởng chế độ bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.

Bởi theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tính hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục chỉ được phép gián đoạn tối đa không quá 03 tháng. Nếu thời gian gián đoạn diễn ra dài hơn, người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng bảo hiểm y tế 100%.

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, người lao động tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Trên đây là một số thắc mắc liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn. Nếu còn thắc mắc về các nội dung bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng 2 tháng có đóng bảo hiểm không?

Hiện nay, không ít người sử dụng lao động có nhu cầu ký hợp đồng 02 tháng với người lao động. Vậy nếu ký hợp đồng 2 tháng thì có phải đóng bảo hiểm hay không? Tìm hiểu câu trả lời bằng bài viết dưới đây.

Hướng dẫn xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là quyền lợi dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp và một số thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Lương hưu là khoản tiền nhiều người lao động quan tâm. Trong một số trường hợp, người lao động sẽ nhận được lương hưu rất cao. Vậy, lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Thuộc về ai? Cùng giải đáp ở bài viết này.