Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có ảnh hưởng đến quyền lợi?

Việc thay đổi chỗ làm sẽ khiến cho quá trình đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn. Vậy trường hợp đóng gián đoạn, quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao độn có ảnh hưởng gì không?


1. Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có sao không?

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không đặt ra yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội một cách liên tục để tính hưởng quyền lợi.

Do đó, việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn sẽ không ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm của người lao động.

Nhà nước hiện đang tổ chức 02 loại hình bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động dù tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức nào cũng đều được phép đóng bảo hiểm gián đoạn.

Thêm vào đó, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn quy định, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tính hưởng chế độ của người lao động được tính từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm cho đến khi dừng đóng. Trường hợp đóng bảo hiểm không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng chế độ được xác định bằng tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội).

Vì vậy, nếu đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn, người lao động vẫn được tính hưởng các chế độ theo tổng thời gian đã đóng trừ đi thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Người đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn vẫn được hưởng các quyền lợi về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có ảnh hưởng quyền lợi không?
Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có ảnh hưởng quyền lợi không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm bị gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Ngoài việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động đi làm công ty còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Khi nhảy việc nhiều nơi, quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng gặp gián đoạn. Dẫu vậy, quyền lợi về chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cũng không bị ảnh hưởng.

Bởi theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm, thời gian đóng xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng đến khi nghỉ việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không yêu cầu phải đóng bảo hiểm liên tục mà chỉ cần tích lũy từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc.

Vì vậy, dù đóng bảo hiểm bị gián đoạn thì người lao động vẫn được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện. Trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính cho toàn bộ các giai đoạn đóng bảo hiểm bị gián đoạn trước đó của người lao động.

Đóng bảo hiểm gián đoạn có được trợ cấp thất nghiệp?
Đóng bảo hiểm gián đoạn có được trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

3. Đóng bảo hiểm y tế gián đoạn có sao không?

Người lao động tham gia bảo hiểm y tế được sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng khi đi khám, chữa bệnh. Người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phạm vi và mức hưởng trên thẻ, có thể là 100%, 95% hoặc 80% tùy đối tượng.

Trường hợp đóng bảo hiểm y tế gián đoạn, người lao động có thể mất đi cơ hội hưởng chế độ bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.

Bởi theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thời gian tham gia bảo hiểm y tế tính hưởng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục chỉ được phép gián đoạn tối đa không quá 03 tháng. Nếu thời gian gián đoạn diễn ra dài hơn, người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng bảo hiểm y tế 100%.

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, người lao động tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Trên đây là một số thắc mắc liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn. Nếu còn thắc mắc về các nội dung bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng - uy tín

Dịch vụ rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhanh chóng - uy tín

Bạn đang có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa rõ điều kiện, hồ sơ hay quy trình thực hiện ra sao? Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ rút BHXH 1 lần từ hệ thống luật sư đối tác của LuatVietnam sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng, đúng quy định, tiết kiệm thời gian và công sức.

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025. Để giúp quý khách hàng dễ dàng nắm bắt và áp dụng các quy định mới, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

LuatVietnam cập nhật đến quý khách hàng Bản So sánh Luật BHXH 2024 và Luật BHXH 2014 với chi tiết những thay đổi, điều chỉnh quan trọng về đối tượng tham gia, mức đóng - hưởng, chính sách hưu trí, bảo hiểm một lần và nhiều quy định mới đáng chú ý khác từ 01/7/2025.

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đóng bảo hiểm xã hội bị chết thì quyền lợi nào dành cho người thân của người đó? Bên cạnh nỗi mất mát về tinh thần khi mất đi người thân, thân nhân của người lao động cũng đặc biệt quan tâm đến các quyền lợi về bảo hiểm dành cho người ở lại.