Mới đóng bảo hiểm xã hội 2 năm thì rút được bao nhiêu tiền?

Thời gian đóng bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền 1 lần mà người lao động được hưởng. Vậy chỉ đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền? Trường hợp này liệu có nên rút 1 lần luôn không hay đóng tiếp?


1. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm có được rút 1 lần không?

Pháp luật hiện hành mới đặt ra giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được rút 1 lần trong một số trường hợp như sau:

Trường hợp

Số năm đóng BHXH tổi thiểu

Số năm đóng BHXH tối đa

- Người lao động ra nước ngoài định cư

- Người lao động bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng

01 tháng

Không giới hạn

Lao động nữ làm cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đủ tuổi nghỉ hưu

Dưới 15 năm

Các trường hợp khác

Dưới 20 năm

(Căn cứ: Khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13)

Với giới hạn về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như vậy, người lao động mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội 02 năm hoàn toàn có thể làm lãnh tiền 1 lần khi có nhu cầu. Tuy nhiên không phải ai cũng được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.

- Trường hợp ra nước ngoài định cư; đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng; bộ đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu: Được rút BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc:

- Trường hợp còn lại: Chờ 01 năm sau khi nghỉ việc, ngừng đóng BHXH tự nguyện.

Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm rút được không?
Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm rút được không? (Ảnh minh họa)

2. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?

Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của mỗi người lao động được tính dựa trên thời gian đóng và khoản tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Số tiền 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội 02 năm được tính theo các công thức sau đây:

- Trường hợp đóng BHXH bắt buộc:

Tiền BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

(Căn cứ Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

- Trường hợp đóng BHXH tự nguyện:

Tiền BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước 2014)

+

(2 x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ 2014)

-

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng

(Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH)

Lưu ý: Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hoặc thu hằng tháng đóng BHXH sau khi đã nhân với hệ số trượt giá.

Ví dụ: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2018 đến hết tháng 12/2020 với mức lương 06 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (06 triệu đồng x 12 tháng x 1,1 + 06 triệu đồng x 12 tháng x 1,08 ) : 24 = 6.570.000 đồng

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 6,57 triệu đồng x 02 năm = 26,28 triệu đồng.

Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?
Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)

3. Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm: Nên lãnh 1 lần không hay đóng tiếp?

Thời gian đóng BHXH 02 năm được đánh giá là khá ngắn nên việc chọn rút BHXH 1 lần cần được cân nhắc kỹ.

- Người lao động đóng BHXH 02 năm nên đóng tiếp nếu tương lai vẫn tiếp tục đi làm công ty bởi:

  • Số tiền BHXH 1 lần khi đóng 02 năm là khá thấp, chỉ đủ để chi tiếu trong thời gian ngắn, khó có thể thực hiện các dự định lớn.
  • Nếu đóng tiếp, người lao động có thể tích lũy thêm thời gian đóng BHXH để sau này hưởng lương hưu. Nếu không hưởng lương hưu thì cũng tích lũy thêm nhiều thời gian đóng bảo hiểm hơn để nhận tiền BHXH 1 lần nhiều hơn.

- Người lao động đóng BHXH 02 năm chỉ nên rút BHXH 1 lần nếu:

  • Cần gấp tiền để chi tiêu cho một số mục đích nhất định.
  • Sau này không tham đi làm công ty và cũng không có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội 2 năm được bao nhiêu tiền?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Đóng bảo hiểm xã hội bị trùng: Xử lý thế nào để không ảnh hưởng quyền lợi?

Việc đóng bảo hiểm xã hội bị trùng là lý do khiến rất nhiều người lao động không được giải quyết chế độ bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Vậy làm thế nào để xử lý trường hợp này để không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm?