Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có được hưởng thai sản?
Chế độ thai sản là một trong những chế độ cơ bản nhất của bảo hiểm xã hội bắt buộc và cũng là mối quan tâm lớn nhất của đông đảo người lao động. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn về việc đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có được hưởng thai sản?
Đóng bảo hiểm 6 tháng không liên tục có được hưởng thai sản? (Ảnh minh họa)
Khoản 2 Điều 51 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con như sau: Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra, không có quy định nào khác yêu cầu người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục mới được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng, chỉ cần đáp ứng điều kiện là “ từ đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con”.
Ví dụ:
Chị A vào làm việc tại công ty X và đóng bảo hiểm xã hội từ 05/2019.
Tháng 10/2019, chị A xin nghỉ việc, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Tháng 12/2019, chị A vào làm tại công ty Y, tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Tháng 03/2020, chị A nghỉ sinh con.
Theo đó, cho dù có 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn (tháng 10 -11/2019), chị A vẫn được hưởng chế độ thai sản, do đã đóng bảo hiểm 09 tháng (cộng dồn từ tháng 05 - 10/2019 và từ tháng 12/2019 - 03/2020) trong vòng 12 tháng trước khi sinh con nên chị A vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản của lao động nữ sinh con hiện nay
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, khi sinh con lao động nữ được hưởng các quyền lợi thuộc chế độ thai sản như sau:
1. Nghỉ 06 tháng
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng (khoản 1 Điều 34).
2. Nhận tiền thai sản
- Trong 06 tháng nghỉ sinh, lao động nữ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Điều 39)
- Lao động nữ còn được nhận tiền trợ cấp một lần khi sinh con với mức hưởng cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con (Điều 38). Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.
3. Nghỉ dưỡng sức sau sinh
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày làm việc (với sinh thường) và 07 ngày làm việc (với sinh mổ).
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được nhận 30% mức lương cơ sở/ngày (Điều 41).
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chế độ thai sản khi con mất: Điều kiện và mức hưởng (03/02/2021 19:00)
- Infographic: Sinh con năm 2021, được nhận những khoản tiền nào? (27/01/2021 11:00)
- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản? (14/01/2021 10:00)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động (04/12/2020 14:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh đôi (19/11/2020 14:00)
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (10/11/2020 19:30)
- Chế độ thai sản năm 2021 khi sinh mổ (05/11/2020 16:00)
- Chế độ thai sản năm 2021 của người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- Bị tai nạn giao thông có được hưởng chế độ BHXH? (25/02/2021 10:00)
- Giám định bảo hiểm y tế là gì? Được thực hiện thế nào? (22/02/2021 19:00)
- Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 (18/02/2021 10:00)
- Giấy chuyển viện có thời hạn bao lâu? Khi nào thì được chuyển viện? (16/02/2021 09:00)
- Đi viện ngày Tết có được thanh toán BHYT? (09/02/2021 10:00)
- Hệ số trượt giá BHXH 2021: 5 điều quan trọng cần biết (08/02/2021 16:00)
- 163 nghề, công việc được nghỉ hưu trước tuổi (24/08/2020 13:50)
- Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (20/08/2020 19:30)
- Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (19/08/2020 15:00)
- Thủ tục chốt sổ BHXH nhanh chóng nhất hiện nay (14/08/2020 13:30)
- Thay đổi điều kiện chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (10/08/2020 15:13)