Đóng BHXH dưới 20 năm vẫn được hưởng lương hưu?

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đóng đủ số năm quy định và đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Vậy chưa đủ 20 năm đóng BHXH, người lao động có được hưởng lương hưu?


Trường hợp duy nhất đóng BHXH dưới 20 năm được hưởng lương hưu

Căn cứ Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu, hầu hết mọi trường đều phải đảm bảo đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp được người lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH vẫn được hưởng lương hưu, đó là:

 3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

Theo đó, dù đóng chưa đủ 20 năm BHXH, người lao động vẫn có thể hưởng lương hưu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

- Có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: Từ năm 2021 là đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035. 

dong bhxh chua du 20 nam van duoc huong luong huu

Đóng BHXH chưa đủ 20 năm vẫn được hưởng lương hưu (Ảnh minh họa)


Mức hưởng lương hưu khi chưa đủ 20 năm đóng BHXH

Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau:

+ 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45%.

+ Cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

Trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.

Ví dụ: Bà A đóng BHXH 16 năm 07 tháng được làm tròn là 17 năm. Theo đó, bà A được hưởng lương hưu với tỷ lệ như sau:

Tỷ lệ hưởng = 45% + (17 năm - 15 năm) x 2% = 49%

Xem thêm: Cách tính lương hưu mới nhất


Thủ tục hưởng lương hưu khi đóng BHXH dưới 20 năm

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXHQuyết định 222/QĐ-BHXH ban hành ngày 25/02/2021, trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi chưa đóng BHXH đủ 20 năm, người lao động cần thực hiện các thủ tục sau:

* Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Sổ BHXH.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

 * Nơi nộp:

- Người lao động hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động

- Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận, lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng BHXH.

* Thủ tục hưởng lương hưu:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

- Người lao động và người sử dụng lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH.

- Cách thức nộp:

+ Qua giao dịch điện tử.

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Thời gian giải quyết: Tối đa là 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả

Người lao động được nhận:

- Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; bản quá trình đóng BHXH;

- Thông báo về việc chi trả lương hưu theo mẫu.

- Tiền lương hưu.

Xem thêm: Hồ sơ nghỉ hưu gồm những gì? Nộp ở đâu? 

Trên đây là thông tin về trường hợp đóng BHXH chưa đủ 20 năm vẫn được hưởng lương hưu. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ hưu trí 2021: Toàn bộ quy định cần biết

>> Đóng BHXH thế nào để được hưởng lương hưu cao nhất?

>> Đóng đủ 20 năm BHXH hưởng lương hưu bao nhiêu?

Đánh giá bài viết:
(8 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?