Điều kiện hưởng lương hưu tối đa năm 2023 là gì?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75%. Vậy, điều kiện hưởng lương hưu tối đa mà lao động cần đáp ứng là gì?


Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ hưu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Lao động nam đủ từ 60 tuổi 09 tháng, nữ đủ từ 56 tuổi vào năm 2023.

- Lao động nam đủ từ 55 tuổi 09 tháng, nữ đủ từ 51 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… (theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019).

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, từ đủ 50 tuổi 09 tháng với nam và 46 tuổi với nữ…

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động đủ 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi (theo quy định trên) được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH (khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014).

- Lao động nam đóng BHXH từ đủ 20 năm.

- Lao động nữ đóng BHXH từ đủ 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Căn cứ theo quy định trên, mức hưởng lương hưu tối đa của lao động tham gia BHXH bắt buộc là 75%. Do đó, người lao động được hưởng lương hưu tối đa khi:

Với lao động nữ

Lao động nữ nghỉ hưu năm 2023 thì mức hưởng lương được tính là 45% tương ứng 15 năm đầu đóng BHXH. Cứ thêm mỗi năm sau đó được tính thêm 2%. Vì vậy, điều kiện hưởng lương hưu tối đa năm 2023 của lao động nữ là cần có đủ 30 năm đóng BHXH.

Với lao động nam

Năm 2023, mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động nam là 45% tương ứng 20 năm đầu đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Do đó, lao động nam nghỉ hưu từ năm 2023 có đủ 35 năm đóng BHXH sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%.

Điều kiện hưởng lương hưu tối đa năm 2023 được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)


Trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 Luật BHXH 2014, điều kiện hưởng lương hưu năm 2021 của người tham gia BHXH tự nguyện là:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động như trên.

- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Mức hưởng lương hưu hàng tháng của lao động tham gia đóng BHXH tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014 bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH:

- Lao động nam đóng BHXH từ đủ 20 năm.

- Lao động nữ đóng BHXH từ đủ 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, có thể thấy về điều kiện hưởng lương hưu tối đa, người lao động đóng BHXH tự nguyện cũng tương tự như người tham gia BHXH bắt buộc. Lao động nữ nghỉ hưu năm 2023 đáp ứng đủ 30 năm đóng BHXH, lao động nam nghỉ hưu năm 2023 cần đủ 35 năm đóng BHXH.

Trên đây là điều kiện hưởng lương hưu tối đa của người lao động. Có thể thấy, để hưởng lương tối đa là 75%, người lao động cần đáp ứng đủ số năm đóng BHXH tương ứng với từng đối tượng lao động nam hoặc lao động nữ.

Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?