Chú ý: Từ 01/7/2024, thay đổi điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục

Để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) liên tục, lâu dài, pháp luật đã dành rất nhiều quyền lợi cho người đóng BHYT 5 năm liên tục. Từ 01/7/2024, điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục liệu có sự thay đổi gì?

Từ 01/7/2024, thay đổi điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục thế nào?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người bệnh tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ BHYT 5 năm liên tục nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1 - Đã tham gia BHYT từ đủ 05 năm liên tục.

Thời điểm tham gia đủ 05 năm liên tục được ghi nhận trực tiếp trên thẻ BHYT của người dân. Các lần khám, chữa bệnh kể từ thời điểm đó sẽ được xem xét để tính hưởng BHYT 5 năm liên tục.

2 - Chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm đã lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Số tiền đồng chi trả được hiểu là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan BHXH theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ BHYT.

Ví dụ, mức hưởng trên thẻ BHYT của bạn là 80% thì mỗi lần đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, bạn phải thanh toán 20% chi phí khám, chữa bệnh. Số tiền tương ứng với 20% chi phí khám, chữa bệnh mà bạn phải trả chính là chi phí đồng chi trả mà bài viết đang đề cập.

Năm 2024, do có sự thay đổi về lương cơ sở nên điều kiện về chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh đúng tuyến cũng có sẽ có sự điều chỉnh. Cụ thể, từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên thành 2,34 triệu đồng/tháng.

Chính vì vậy, giới hạn về mức chi phí đồng chi trả của các lần khám, chữa bệnh cũng sẽ tăng:

* Đến hết ngày 30/6/2024:

Người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 10,8 triệu đồng để được xem xét hưởng BHYT 5 năm liên tục.

* Từ ngày 01/7/2024:

Người bệnh phải có chi phí đồng chi trả của những đợt khám, chữa bệnh đúng tuyến trước đó trong năm lớn hơn 14,04 triệu đồng thì mới được xem xét hưởng BHYT 5 năm liên tục.

3 - Các lần đi khám chữa, bệnh sau đó phải đúng tuyến.

Xem chi tiết về 08 trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến.

Một khi có đủ các điều kiện nêu trên, người bệnh nào cũng đều được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của quỹ này. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng kinh tế khi phải điều trị trong thời gian dài.

dieu kien huong bhyt 5 nam lien tuc

Quyền lợi BHYT 5 năm liên tục được thanh toán ra sao?

Quyền lợi lớn nhất mà bất kì người bệnh nào cũng mong chờ khi tham gia BHYT 5 năm liên tục chính là việc được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi đi khám, chữa bệnh. Nếu đã đáp ứng các điều kiện được đề cập ở trên, người bệnh chắc chắn sẽ được hưởng quyền lợi này.

Tuy nhiên, do một năm người bệnh có thể đến khám và điều trị tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, trong khi cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH chưa kiểm soát được hết thông tin về việc đóng viện phí trong các lần khám đó nên quyền lợi về BHYT 5 năm liên tục sẽ được giải quyết theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Trường hợp 1: Người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần tại cơ sở khám, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Chỉ phải thanh toán phần chi phi đồng chi trả bằng 6 tháng lương cơ sở và những chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT (nếu có).

Trường hợp 2: Người bệnh nhiều lần khám, chữa bệnh tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh với tổng số tiền đồng chi trả cho các lần khám trước đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Không cần đóng cho bệnh viện số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở.

Với trường hợp 1 và trường hợp 2, người bệnh còn được cấp hóa đơn thu số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để không phải cùng chi trả tiền khám, chữa bệnh trong các lần khám tiếp theo trong năm dương lịch.

Trường hợp 3: Người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc cùng một cơ sở mà lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Người bệnh thanh toán chi phí theo mức hưởng BHYT cho từng lần tương ứng, sau đó đem chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để yêu cầu cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp số tiền viện phí đồng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở.

Theo Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, để được thanh toán tiền, người bệnh cần mang theo bản chụp các giấy tờ sau (mang cả bản gốc để đối chiếu) đến cơ quan BHXH:

  • Thẻ BHYT.
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
  • Giấy ra viện, phiếu hoặc sổ khám bệnh của các lần khám, chữa bệnh mà cần đề nghị thanh toán.
  • Hóa đơn và các chứng từ có liên quan của từng lần khám, chữa bệnh.

Xem thêm hướng dẫn chi tiết thủ tục thanh toán trực tiếp chi phí BHYT.

Trên đây là những thông tin mới nhất về điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục năm 2024. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(14 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?