3 sự điều chỉnh về chính sách BHYT sau khi bỏ sổ hộ khẩu

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi hàng loạt các thủ tục hành chính có liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu. Trong đó, Nghị định 104 cũng có 03 sự điều chỉnh về chính sách BHYT sau khi bỏ sổ hộ khẩu.


1. Sửa quy định về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

Trước đó, Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2021) đã sửa đổi thuật ngữ về hộ gia đình tham gia BHYT trong Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 và xác định họ là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.

Nhưng Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật BHYT hiện hành vẫn quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Để đảm bảo tính thống nhất với quy định mới, Nghị định 104/2022/NĐ-CP đã sửa đổi nội dung về đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình như sau:

1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, từ ngày 01/01/2023 - thời điểm Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực, đối tượng tham gia BHYT sẽ được hướng dẫn thống nhất là những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, những người có chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cũng có thể tham gia BHYT hộ gia đình. 

những sự điều chỉnh về chính sách BHYT sau khi bỏ sổ hộ khẩu


2. Điều chỉnh mẫu danh sách thành viên tham gia BHYT hộ gia đình

Theo Luật Cư trú năm 2020, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chỉ có giá trị sử dụng đến hết năm 2022. Do đó các biểu mẫu có yêu cầu về thông tin sổ hộ khẩu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, tạo thuận lợi cho người dân trong việc cung cấp thông tin.

Cụ thể, tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP, mẫu danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế đã được lược bỏ phần ghi thông tin: “Số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú)”.
3 sự điều chỉnh về chính sách BHYT sau khi bỏ sổ hộ khẩu

Thay vào đó, người dân khi đi kê khai thông tin tham gia BHYT hộ gia đình chỉ cần điền họ tên chủ hộ, số điện thoại (nếu có), địa chỉ và thông tin về việc tham gia BHYT của các thành viên còn lại trong hộ gia đình theo mẫu.

3. Sửa hướng dẫn thủ tục nhận thẻ BHYT khi cấp lại, cấp đổi

Do bỏ sổ hộ khẩu vào năm 2023 nên Nghị định 104/2022/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về thủ tục nhận thẻ BHYT khi người dân yêu cầu cấp lại, cấp đổi.

Cụ thể, Nghị định 104 đã điều chỉnh nội dung tại mục 4, phần hướng dẫn của Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP với việc bỏ cụm từ “bản sao sổ hộ khẩu” trong số các giấy tờ mà người đi nhận kết quả thay phải xuất trình để chứng minh là nhân thân hoặc người giám hộ của người hưởng BHYT.

Theo quy định mới, bản thân người lao động tự đi nhận kết quả hoặc người thân đi nhận kết quả hộ thì phải xuất trình các giấy tờ sau:

- Người lao động tự đi nhận: Cung cấp giấy hẹn và và thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

- Người khác nhận thay là thân nhân: Cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy hẹn.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Giấy tờ chứng minh là thân nhân: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Người khác nhận thay là người giám hộ: Cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy hẹn.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Giấy tờ chứng minh là người giám hộ: Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc quyết định công nhận việc giám hộ.

- Người khác nhận thay không phải là thân nhân hoặc người giám hộ: Cung cấp các giấy tờ sau:

  • Giấy hẹn.
  • Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
  • Giấy ủy quyền hợp pháp.

Trên đây là những điều chỉnh về chính sách BHYT sau khi bỏ sổ hộ khẩu vào năm 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

Đi khám quên thẻ BHYT giấy, thay bằng gì để hưởng trọn quyền lợi?

“Dùng gì thay thế thẻ BHYT giấy nếu quên mang theo?” Đây là thắc mắc của không ít người dân khi đi khám, chữa bệnh. Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ, người bệnh có thể sử các ứng dụng, giấy tờ sau đây để thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy.