Ngày 28/7, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Dưới đây là những điểm mới Nghị định 88/2020 mà người lao động cần biết, được áp dụng từ 15/9/2020.
1. Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh cho NLĐ
Lưu ý: Quy định này áp dụng cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người lao động bị bệnh nghề nghiệp, thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:
- Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
- Hỗ trợ 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
- Hỗ trợ 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, so với Nghị định 37/2016/NĐ-CP thì Nghị định mới đã nâng mức hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp lên 100% thay vì 50% như trước đây. Mặt khác, bổ sung thêm đối tượng được hưởng là “thân nhân người lao động bị bệnh nghề nghiệp” thay vì chỉ giới hạn là người lao động bị bệnh nghề nghiệp như trước đây.
4 điểm mới Nghị định 88/2020 về BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Ảnh minh họa)
2. Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh không quá 15 triệu đồng
Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp như sau:
- Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
- Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Như vậy, so với quy Nghị định 37/2016/NĐ-CP thì mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp được giới hạn bằng một số tiền cụ thể thay vì khống chế là không quá 10 lần mức lương cơ sở/người như trước. Mức giới hạn mới này phù hợp với lộ trình bỏ quy định về mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương.
3. Giảm điều kiện hưởng tiền chữa bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 20 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp.
- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây bệnh nghề nghiệp.
Nghị định mới đã bỏ điều kiện người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định. Việc bỏ điều kiện này phù hợp với thực tế vì nếu giữ thì nhiều người lao động không được hưởng hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp do nhiều đơn vị sử dụng lao động không tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
4. NLĐ không nghỉ việc không được nghỉ dưỡng sức
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tại Điều 9 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 9 Nghị định này còn quy định trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Trên đây là một số điểm mới Nghị định 88/2020 về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghiệp mà người lao động cần biết. Để biết thêm về quyền lợi khi bị tai nạn lao động bạn đọc hãy xem tại chế độ tai nạn lao động.
Trong năm 2025, trợ cấp tuất hằng tháng dành cho thân nhân người lao động qua đời được áp dụng theo 02 giai đoạn, trước và sau ngày 01/7. Cùng LuatVietnam lưu ý ngay những điểm mới về trợ cấp tuất hằng tháng trước và sau 01/7/2025 trong bài viết dưới đây.
Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Bộ LĐTBXH đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng khi xây dựng dự thảo Nghị hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo hiểm xã hội về hưu trí xã hội.
Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và thay đổi nơi đăng ký ban đầu từ 01/01/2025.
Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.
Thai sản là quyền lợi rất được quan tâm của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, việc người lao động sinh con thứ 03, thứ 04 được cho là đi ngược lại chính sách dân số của Nhà nước thì có được hưởng chế độ thai sản?
Hiện nay, trường hợp tham gia bảo hiểm nhiều nơi không phải hiếm gặp dẫn đến hiện tượng đóng trùng BHYT. Vậy liệu người lao động có được hoàn trả số tiền đã đóng trong trường hợp này không?
Trong một số trường hợp mặc dù người lao động bị ốm đau, tai nạn nhưng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau vì nguyên nhân là do say rượu, sử dụng ma túy hoặc tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm.
Trường hợp không may bị ung thư khi đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động nên chọn bảo hiểm xã hội 1 lần hay chế độ tử tuất thì sẽ có lợi hơn là thắc mắc của không ít người.