Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không?

Việc đi xuất khẩu lao động đem về cho người lao động nguồn thu rất lớn. Vậy trường hợp đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.


1. Người đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không?

Điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã nêu rõ, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.

Do đó, những người đi xuất khẩu lao động nước ngoài theo hợp đồng vẫn phải đóng BHXH tại Việt Nam.

Thêm vào đó, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng khẳng định, người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài có nghĩa vụ nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam và phía nước ngoài đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động (theo điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu Việt Nam và nước nơi người lao động làm việc có ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì người lao động chỉ phải đóng thuế, đóng bảo hiểm xã hội ở một nơi. Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài rồi thì không cần đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không?
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không? (Ảnh minh họa)

2. Đi xuất khẩu lao động đóng BHXH bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đi xuất khẩu lao động phải đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức phí như sau:

- Người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng BHXH hằng tháng

=

22%

x

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

- Người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Mức đóng BHXH hằng tháng

=

22%

x

2

x

Mức lương cơ sở

Người lao động có thể đóng tiền bảo hiểm 03 tháng/lần hoặc 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo một trong các phương thức đã nêu hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi người lao động về nước.

Mức đóng BHXH của người đi xuất khẩu lao động
Mức đóng BHXH của người đi xuất khẩu lao động (Ảnh minh họa)

3. Người đi xuất khẩu lao động đóng BHXH cho ai?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đi xuất khẩu lao động có thể đóng bảo hiểm trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mà mình cư trú trước khi đi lao động ở nước ngoài hoặc đóng bảo hiểm xã hội thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động đăng ký phương thức đóng và nộp lại tiền cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp để họ đăng ký và nộp lại tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Đi xuất khẩu lao động có phải đóng BHXH ở Việt Nam không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?