Đi làm lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

“Đi làm lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?” Thực tế còn rất nhiều công nhân nhận mức lương 05 triệu đồng/tháng đang không biết cách tính tiền đóng bảo hiểm, thường để doanh nghiệp chủ động trừ tiền hằng tháng.


1. Đi làm lương 5 triệu phải đóng những loại bảo hiểm nào?

Số lượng các loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải tham gia không phụ vào mức lương mà căn cứ vào thời hạn hợp đồng lao động mà người đó ký với người sử dụng lao động.

Hầu hết người lao động đi làm công ty đều sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm sau đây:

(1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc/tháng = 8% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

(2) Bảo hiểm thất nghiệp: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên (theo Điều 43 Luật Việc làm 2013).

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp/tháng = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

(3) Bảo hiểm y tế: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành).

Mức đóng bảo hiểm y tế/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng mức lương theo chức danh cùng các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được số tiền cụ thể và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương cho người lao động.

Lương 5 triệu đóng bảo hiểm thế nào?
Lương 5 triệu đóng bảo hiểm thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là 10,5%. Do đó, có thể dễ dàng tính tiền đóng bảo hiểm các loại theo công thức chung sau:

Tiền đóng bảo hiểm hằng tháng = 10,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Áp dụng công thức trên, người lao động đi làm lương 05 triệu sẽ phải đóng bảo hiểm như sau:

Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng

Lưu ý: Cách tính trên chỉ chính xác nếu số tiền 05 triệu đồng/tháng mà người lao động được trả bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung cố định thuộc diện tính đóng BHXH.

Trường hợp trong 05 triệu đồng thu nhập nhận được có tiền thưởng năng, thưởng sáng kiến, tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ...  thì khi tính tiền bảo hiểm phải đóng cho cơ quan BHXH cần lấy 05 triệu đồng trừ đi các khoản này trước.

Lúc này, mức đóng bảo hiểm = 10,5% x (05 triệu đồng - Các khoản không tính đóng bảo hiểm: tiền thưởng, tiền hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ điện thoại, tiền ăn ca,…).

Đi làm lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Đi làm lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

3. Lương chỉ có 5 triệu không đóng bảo hiểm được không?

Mức lương 05 triệu đồng/tháng được đánh giá là thấp, nếu còn phải trừ đi khoản đóng bảo hiểm hằng tháng, số tiền mà người lao động nhận về sẽ càng thấp.

Vì vậy, thực tế nhiều người lao động thỏa thuận riêng với công ty về việc không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

Theo Điều 19 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội nếu thuộc đối tượng phải tham gia.

Trường hợp thỏa thuận không đóng bảo hiểm theo đúng quy định, người lao động và người sử dụng lao động đều bị phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

- Người lao động: Bị phạt từ từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng về hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 1 Điều 39).

- Người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng về lỗi đóng bảo hiểm không đủ số người thuộc diện tham gia mà không phải là trốn đóng (theo điểm c khoản 5 Điều 39).

Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn phải đóng đủ tiền bảo hiểm và nộp thêm tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?” Nếu còn thắc mắc về mức đóng, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đang đóng bảo hiểm xã hội bị chết, thân nhân được nhận chế độ gì?

Người đóng bảo hiểm xã hội bị chết thì quyền lợi nào dành cho người thân của người đó? Bên cạnh nỗi mất mát về tinh thần khi mất đi người thân, thân nhân của người lao động cũng đặc biệt quan tâm đến các quyền lợi về bảo hiểm dành cho người ở lại.