Đã rút BHXH 1 lần, đóng lại ở công ty mới thế nào?

Sau khi rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, nhiều người lao động lại tìm cách quay trở lại thị trường lao động để duy trì thu nhập ổn định hằng tháng. Vậy khi đến làm tại công ty mới, người đã rút BHXH 1 lần phải khai thông tin như thế nào để được đóng bảo hiểm?


Sau khi rút BHXH 1 lần, đi làm lại sẽ được đóng bảo hiểm?

Thay vì hưởng lương hưu, nhiều người lao động lại chọn phương án rút BHXH 1 lần sau 01 năm nghỉ việc để có “một cục” chi tiêu.

Hiện nay, chế độ BHXH 1 lần được tính cho toàn bộ thời gian tham gia BHXH trước đó của người lao động nên nếu đều nghị lãnh BHXH 1 lần, thời gian đóng BHXH trước đó của người lao động sẽ bị xóa bỏ.

Khoản 3 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ, thời gian đóng BHXH của người lao động đã được tính hưởng BHXH 1 lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.

Khi quay trở lại thị trường lao động, người lao động sẽ có cơ hội được đóng bảo hiểm để sau này hưởng các chế độ liên quan. Tuy nhiên không phải người lao động nào đi làm công ty cũng được đóng bảo hiểm bởi khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Theo quy định này, chỉ những người lao động đi làm mà có ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Lúc này, công ty mới có trách nhiệm đóng BHXH cho họ.

Như vậy, sau khi rút BHXH 1 lần và đến công ty mới làm việc, người lao động sẽ được đóng bảo hiểm nếu ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên với công ty đó.

da rut bhxh 1 lan dong lai o cong ty moi the nao


Người đã rút BHXH 1 lần đóng tiếp ở công ty mới thế nào?

Như đã phân tích ở trên, người lao động đã rút BHXH 1 lần mà đi làm tại công ty mới thì có thể được đóng lại BHXH bắt buộc. Tuy nhiên khi lãnh tiền BHXH 1 lần, cơ quan BHXH đã thu hồi sổ BHXH của người lao động nên người lao động và kế toán của một số công ty thường khá băn khoăn trong việc báo tăng và đóng bảo hiểm cho người đó.

Theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi cá nhân tham giam gia BHXH sẽ được cơ quan BHXH cấp cho 1 mã số BHXH và ghi nhận mã số này trên sổ BHXH và thẻ BHYT của người lao động.

Đây chính là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia BHXH để cơ quan BHXH theo dõi và quản lý thông tin đóng và hưởng BHXH của người lao động.

Trường hợp người lao động rút BHXH 1 lần, sổ BHXH sẽ bị cơ quan BHXH thu hồi nhưng cơ quan này không hề xóa bỏ mã số BHXH của người lao động đó trên cơ sở dữ liệu.

Mặt khác theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, việc khai thông tin tham gia BHXH không yêu cầu phải nộp lại sổ BHXH của người lao động nên lúc này để làm thủ tục báo tăng và đóng BHXH cho người lao động đã từng rút BHXH 1 lần thì doanh nghiệp chỉ cần nộp lại các giấy tờ sau:

(1) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT).

Trong Mẫu D02-LT, doanh nghiệp khai thông tin mã số BHXH theo mã số cũ của người lao động đã rút BHXH 1 lần.

Nếu người lao động chỉ cần cung cấp mã số BHXH trước đây của mình cho doanh nghiệp để họ khai thông tin và đóng BHXH cho mình.

Nếu quên mã số BHXH, người lao động có thể tra cứu tại đây:

https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

Xem chi tiết hướng dẫn tra cứu mã số bảo hiểm xã hội.

(2) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Sau khi điền đầy đủ thông tin, doanh nghiệp nộp lại các giấy tờ trên cho cơ quan BHXH nơi mà mình đang đóng BHXH. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp sổ BHXH mới cho người lao động.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Đã rút BHXH 1 lần đóng lại ở công ty mới thế nào?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn và giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Bảo hiểm thất nghiệp Sóc Trăng: Địa chỉ ở đâu? Số điện thoại liên hệ?

Bảo hiểm thất nghiệp Sóc Trăng: Địa chỉ ở đâu? Số điện thoại liên hệ?

Bảo hiểm thất nghiệp Sóc Trăng: Địa chỉ ở đâu? Số điện thoại liên hệ?

Là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, Sóc Trăng cũng có những điều kiện nhất định thu hút lao động, đồng thời cũng phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Sau đây là điều không nên bỏ qua khi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Sóc Trăng.