Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1660/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn thực hiện thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đối với người lao động trong thời gian cử đi học hoặc công tác, đi lao động nước ngoài, nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1660/BHXH-THU
Cơ quan ban hành: | Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1660/BHXH-THU | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Thu |
Ngày ban hành: | 28/05/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm |
tải Công văn 1660/BHXH-THU
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1660/BHXH-THU | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm Y tế (Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015) và các văn bản hướng dẫn (Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Tài chính);
Trong khi chờ Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 105/2014/NĐ-CP ; Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh tạm thời hướng dẫn một số nghiệp vụ có liên quan đến thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:
1/ Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài:
1.1. Mức đóng BHXH, BHTN:
Theo quy định, người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; vẫn phải đóng BHXH, BHTN theo mức lương làm cơ sở trích nộp BHXH, BHTN trước khi được cử đi học tập, công tác tại nước ngoài.
Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị nơi cử người lao động đi: Mức đóng hằng tháng bằng 28% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: BHXH: 26% (đơn vị: 18%, người lao động: 8%); BHTN: 2% (đơn vị: 1%, người lao động: 1%).
Người lao động trong thời gian cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài không hưởng tiền lương, tiền công: Mức đóng hằng tháng bằng 22% (quỹ hưu trí và tử tuất) tính trên mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và do đối tượng đóng toàn bộ.
1.2. Quy trình quản lý thu nộp BHXH:
Cơ quan BHXH sẽ cấp thêm mã số quản lý riêng đối với các đơn vị sử dụng lao động có người lao động thuộc đối tượng trên. Đối với đơn vị trích nộp BHXH theo lương hệ số có mã LAxxxxx, nếu đơn vị trích nộp BHXH theo mức lương có mã LBxxxxx.
Khi người lao động được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài; đơn vị lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu số D02-TS; gọi tắt là Mẫu số D02-TS); kèm theo công văn đề nghị thu BHXH, BHTN trong đó nêu rõ có hưởng lương hay không hưởng lương, Quyết định cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài và các giấy tờ liên quan khác để cơ quan BHXH cấp mã số theo dõi riêng. Đồng thời đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tại cột ghi chú ghi: “Đi học tập hoặc công tác nước ngoài”, nộp kèm theo thẻ BHYT cho cơ quan BHXH, trường hợp không nộp thẻ BHYT thì phải đóng bổ sung hết giá trị còn lại của thẻ BHYT
Khi người lao động hết thời gian được cử đi học tập hoặc công tác nước ngoài trở lại làm việc theo quyết định của cơ quan, tổ chức cử đi, thì đơn vị lập Mẫu số D02-TS (theo mã số LAxxxxx hoặc LBxxxxx đã được cơ quan BHXH cấp); kèm theo: công văn, Quyết định tiếp nhận và các giấy tờ liên quan khác. Đồng thời điều chỉnh tăng lại trong Mẫu số D02-TS theo mã số đơn vị đang tham gia.
2/ Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp hằng tháng do mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày:
Kể từ ngày 01/01/2015, người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, thì đơn vị và người lao động không đóng BHXH, BHYT, BHTN; người lao động được cơ quan BHXH đóng BHYT. Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT có mã thẻ BHYT khác cho người lao động thuộc đối tượng trên.
Khi người lao động nghỉ việc vì ốm đau, nếu đơn vị xác định thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng do mắc bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm trong Mẫu số D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi đúng tên bệnh theo Danh mục bệnh thuộc các chuyên khoa của Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (đăng tải tại mục “Danh mục” -> “Bệnh nghề nghiệp & Bệnh dài ngày” trên trang web của BHXH Thành phố hoặc theo đường dẫn sau: http://bhxhtphcm.gov.vn/Resource/vanban/342013tt-byt13221758.pdf). Đồng thời, nộp kèm theo thẻ BHYT (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị), bản photo của một trong các chứng từ liên quan để xác định người lao động mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày như: Giấy ra viện, Mẫu C65-HD2 “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH”, Biên bản hội chẩn, Phiếu hội chẩn, bệnh án hoặc sổ khám chữa bệnh (gọi tắt là chứng từ liên quan), Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Trường hợp đơn vị không nộp thẻ (đã được cấp theo danh sách lao động của đơn vị) hoặc thiếu chứng từ liên quan thì khi lập hồ sơ điều chỉnh giảm, tạm thời đóng bổ sung hết giá trị thẻ BHYT để người lao động được hưởng chế độ KCB trong thời gian nghỉ. Sau đó nếu tập hợp đầy đủ chứng từ liên quan, thì lập hồ sơ điều chỉnh giảm thu BHYT tương ứng trong Mẫu D02-TS, kèm theo thẻ BHYT nộp theo Phiếu Giao nhận hồ sơ số 103 cho cơ quan BHXH để được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (có mã thẻ BHYT cho đối tượng nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày).
Hằng quý, căn cứ hồ sơ giải quyết chế độ BHXH, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chấp nhận (hoặc không chấp nhận) việc không thu BHYT trong thời gian người lao động nghỉ ốm dài ngày và thông báo cho đơn vị vào tháng gần nhất. Khi đến đợt gia hạn thẻ BHYT, đơn vị lập văn bản (theo Mẫu D01b-TS) kèm danh sách kê khai người lao động đang nghỉ ốm dài ngày nộp cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng cuối trong kỳ hạn thẻ cũ để được gia hạn.
Khi người lao động hết thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm dài ngày theo quy định và đi làm lại, đơn vị điều chỉnh tăng lại theo Mẫu số D02-TS. Đơn vị nộp lại thẻ BHYT (diện nghỉ hưởng chế độ BHXH ốm đau dài ngày) để cấp thẻ BHYT theo mã đối tượng quản lý chung toàn đơn vị.
3/ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội:
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT
Khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH, thì đơn vị điều chỉnh giảm theo Mẫu số D02-TS, tại cột ghi chú, đơn vị ghi “Nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau trên 14 ngày trong tháng”, đồng thời phải đóng bổ sung hết giá trị BHYT để người lao động được hưởng chế độ KCB trong thời gian nghỉ.
Khi người lao động đi làm việc trở lại, đơn vị lập Danh sách tăng lại lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Mẫu số D02-TS, đồng thời căn cứ vào danh sách người lao động hưởng trợ cấp ốm đau giảm đóng BHYT cho tháng nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng (tối đa không quá thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau) theo quy định của pháp luật về BHXH.
4/ Người lao động đi lao động tại nước ngoài:
Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.
Khi người lao động thuộc đối tượng trên tham gia BHYT phải xuất trình bản photo: Hợp đồng lao động đối với thời gian lao động tại nước ngoài, Hộ chiếu có ghi nhận thời gian rời Việt Nam đi lao động tại nước ngoài và thời gian trở về nước hoặc các giấy tờ chứng minh liên quan khác để làm căn cứ ghi nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
| KT. GIÁM ĐỐC |