Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH 2019 về giải đáp vướng mắc trong thực hiện Nghị định 143
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1064/LĐTBXH-BHXH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Quân |
Ngày ban hành: | 18/03/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm |
tải Công văn 1064/LĐTBXH-BHXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH Số: 1064/LĐTBXH-BHXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; |
Thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được văn bản của một số địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đề nghị làm rõ đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP thì “Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.”
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp loại trừ, cụ thể: “Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.”
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì: “Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.”
Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam;
- Chưa đủ 60 tuổi đối với nam và chưa đủ 55 tuổi đối với nữ.
- Không thuộc đối tượng di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, bao gồm người lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật đang làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng và được cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF LABOR, No. 1064/LDTBXH-BHXH | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, March 18, 2019 |
To: | -The Vietnam Social Security; |
The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs recently receives written request from a number of localities, enterprises and business associations for clarification of employees being foreign citizens working in Vietnam that are subject to compulsory social insurance under the Government’s Decree No. 143/2018/ND-CP dated October 15, 2018, on detailing the Law on Social Insurance and the Law on Occupational Safety and Health regarding compulsory social insurance. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs gives the opinion as follows:
According to Clause 1 Article 2 of Decree No. 143/2018/ND-CP: “Employees being foreign citizens working in Vietnam who possess a work permit or practice certificate or practice license granted by a competent Vietnamese agency and sign an indefinite-term labor contract or a labor contract with a term of at least full 1 year with an employer in Vietnam are subject to compulsory social insurance.”
Clause 2 Article 2 of Decree No. 143/2018/ND-CP stipulates the exclusion cases, to be specific: “The employees defined in Clause 1 of this Article are not subject to compulsory social insurance prescribed in this Decree if they fall into one of the following cases:
a) They are transferred within an enterprise under Clause 1, Article 3 of the Government’s Decree No. 11/2016/ND-CP dated February 03, 2016, detailing a number of articles of the Labor Code regarding foreign workers in Vietnam;
b) They reach the retirement age prescribed in Clause 1 Article 187 of the Labor Code.”
According to Clause 1 Article 3 of the Government’s Decree No. 11/2016/ND-CP of February 03, 2016, on detailing a number of articles of the Labor Code regarding foreign workers in Vietnam: “Foreign intra-corporate transferee means a manager, an executive, a specialist or a technical worker of a foreign enterprise that has established a commercial presence in Vietnam’s territory, who is temporarily transferred within the same enterprise to a commercial presence in Vietnam’s territory and was recruited by the foreign enterprise at least 12 months ago.”
Thus, based on the above-mentioned regulations, a foreign employee is subject to compulsory social insurance if he/she fully satisfy the following conditions:
- Possessing a work permit or practice certificate or practice license granted by a competent Vietnamese agency;
- Signing an indefinite-term labor contract or a labor contract with a term of at least full 1 year with an employer in Vietnam;
- Not reaching full 60 years for a male employee or not reaching full 55 years for a female employee;
- Not being intra-corporate transferee defined Clause 1 Article 3 of the Decree No. 11/2016/ND-CP, meaning employee being a manager, an executive, a specialist or a technical worker of a foreign enterprise who was recruited by the foreign enterprise at least 12 months ago and is temporarily transferred within the same enterprise to a commercial presence in Vietnam’s territory.
The Vietnam Social Security and Departments of Labor, Invalids and Social Affairs of provinces and centrally-run cities shall guide units and enterprises to comply with such law regulations./.
| FOR THE MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây