Công ty nợ BHXH, quyền lợi của người lao động giải quyết thế nào?

Với việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thông qua đơn vị sử dụng lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… nếu đủ điều kiện. Vậy nếu công ty nợ tiền BHXH, quyền lợi của người lao động được giải quyết thế nào?


Doanh nghiệp được nợ tiền BHXH trong bao lâu?

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, người sử dụng lao động hằng tháng phải đóng BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của người lao động với các tỷ lệ như sau:

MỨC ĐÓNG BHXH CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Hưu trí và tử tuất

Ốm đau và thai sản

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

14%

3%

1% (hoặc 0,5%)

1%

3%

Cũng theo Điều 7 Quyết định 595, được sửa bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, nếu lựa chọn phương thức đóng hằng tháng thì chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động phải đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp chọn đóng 01 tháng hoặc 06 tháng thì doanh nghiệp phải đóng BHXH chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng đó.

Nếu chậm đóng BHXH so với thời hạn kể trên, doanh nghiệp sẽ vi phạm vào một trong những điều cấm tại khoản 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo khoản 3 Điều 122 Luật này như sau:

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội. 

Theo đó, doanh nghiệp được phép nợ BHXH đến dưới 30 ngày. Nếu chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên thì sẽ phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho Qũy BHXH, đồng thời còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.

Xem thêm: Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 

cong ty no bhxh
Công ty nợ BHXH, người lao động chịu thiệt thòi (Ảnh minh họa)


Công ty nợ BHXH ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người lao động?

Việc đóng BHXH là cơ sở để cơ quan BHXH ghi nhận quá trình đóng BHXH của người lao động. Từ đó làm căn cứ để giải quyết các chế độ đối với người lao động đủ điều kiện hưởng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH, các quyền lợi về BHXH của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể:

Nợ tiền BHXH từ 30 ngày trở lên, thẻ BHYT sẽ bị khóa

Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định số 595/QĐ-BHXH đã quy định:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể nợ tiền BHYT đến 30 ngày. Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

Do đó, nếu doanh nghiệp nợ tiền BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ BHYT của người lao động sẽ hết giá trị sử dụng. Khi đó, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Thay vào đó, doanh nghiệp nợ tiền BHYT có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT (điểm b khoản 3 Điều 49 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Xem thêm: Công ty chậm đóng BHYT, người lao động thiệt thế nào?

Đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, yêu cầu công ty đóng bù

Về nguyên tắc, hầu hết các quyền lợi về BHXH của người lao động đều yêu cầu về thời gian đóng BHXH nhất định. Do đó, nếu nợ tiền BHXH sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ này của người lao động.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp này, khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH đã quy định:

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH có thể yêu cầu công ty đóng đủ các khoản BHXH để cơ quan BHXH giải quyết kịp thời các quyền lợi cho mình. Nếu công ty không đóng, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi chính đáng về BHXH.

Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp đủ khả năng tài chính mà cố tình không đóng BHXH thì người lao động có thể khiếu nại đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện trực tiếp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để đòi lại quyền lợi.

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động gặp khó khăn nên chưa đóng đủ BHXH thì người lao động nghỉ việc sẽ được xác nhận thời gian đóng BHXH tại thời điểm đã đóng. Số tiền BHXH còn nợ sau khi thu hồi được sẽ được bổ sung vào sổ BHXH của người lao động.

Trên đây là những lưu ý về quyền lợi của người lao động khi công ty nợ BHXH. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Khi nào bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội?

>> 5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm

>> Xem thêm các chính sách mới về bảo hiểm tại đây.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.