Có phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc?

Có nhiều vấn đề cần được quan tâm khi người lao động nghỉ việc, trong đó, không thể bỏ qua sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Liệu đồng thời với việc nhận sổ BHXH thì người lao động phải trả lại thẻ BHYT cho doanh nghiệp?

3 trường hợp phải trả lại thẻ BHYT

Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, người tham gia BHYT sẽ phải trả lại thẻ BHYT trong 03 trường hợp:

- Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT;

- Người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT;

- Cấp trùng thẻ BHYT.

Ngoài ra, trong trường hợp người đi khám, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác thì thẻ đó sẽ bị tạm giữ cho đến khi chủ thẻ đến nhận lại và nộp phạt theo quy định.

Căn cứ quy định nêu trên, khi nghỉ việc, người lao động có trách nhiệm trả lại thẻ BHYT cho doanh nghiệp, bởi lúc này, người lao động sẽ không tiếp tục tham gia BHYT tại đơn vị nơi mình làm việc.

Có phải trả thẻ BHYT khi nghỉ việc?

Có phải trả thẻ BHYT khi nghỉ việc? (Ảnh minh họa)

Cố tình không trả, thẻ BHYT vẫn được sử dụng?

Nhiều người nghĩ rằng, giữ lại thẻ BHYT để khi khám, chữa bệnh được thanh toán chi phí như thường lệ do vẫn trong thời hạn sử dụng ghi trên thẻ. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai.

Bởi theo Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT được thực hiện như sau:

- Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với người tham gia BHYT đang đóng BHYT và thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

- Không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với người tham gia đã báo giảm đóng BHYT nhưng tại thời điểm khám, chữa bệnh thẻ BHYT vẫn còn giá trị sử dụng.

Do đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ lập danh sách báo giảm lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng). Thẻ BHYT chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng doanh nghiệp báo giảm, còn sau đó, dù cầm thẻ BHYT trên tay nhưng người lao động vẫn không được thanh toán chi phí khi khám, chữa bệnh.

Ví dụ: Người lao động nghỉ việc vào ngày 20/8/2019, doanh nghiệp lập báo cáo giảm người tham gia BHYT vào ngày cuối cùng của tháng là 31/8/2019 thì thẻ BHYT cũng chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng 8/2019.

Để tiếp tục được hưởng các quyền lợi BHYT, người lao động nghỉ việc chỉ có cách tham gia BHYT tự nguyện.

Xem chi tiết cách mua BHYT tự nguyện tại đây. Khi đó, các mức hưởng của người lao động sẽ theo chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện.

>> Thông tuyến bảo hiểm y tế: Trái tuyến vẫn hưởng 100% chi phí

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.