Có được tiếp tục đóng bảo hiểm khi đã rút BHXH một lần?

Vì lợi ích trước mắt, không ít người lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, điều này đồng nghĩa với cơ hội hưởng lương hưu sẽ bị giảm. Tuy nhiên, về lâu dài, liệu còn khả năng nào để những người này được tiếp tục tham gia BHXH?

Điều kiện nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần khi có yêu cầu và thuộc một trong những trường hợp:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Riêng lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.


- Ra nước ngoài để định cư.

- Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV/AIDS…

- Sĩ quan, hạ sĩ quan công an, bộ đội, chiến sĩ, học viên, người làm công tác cơ yếu… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục tham gia mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Có thể thấy, nếu xét theo tình hình chung của người lao động hiện nay thì điều kiện để được nhận BHXH một lần tương đối dễ dàng. Chính vì vậy mà số lượng người đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần trong những năm qua ngày càng gia tăng.

Có được tiếp tục đóng bảo hiểm khi đã rút BHXH một lần?

Có được tiếp tục đóng bảo hiểm khi đã rút BHXH một lần? (Ảnh minh họa)

Cách tham gia bảo hiểm sau khi đã rút BHXH 1 lần

Theo phân tích của các chuyên gia chính sách, thời gian đóng BHXH là thành quả của quá trình lao động và được xem như một khoản tích lũy. Do đó, khi còn trẻ, còn khả năng lao động thì nên “để dành” để khi về già còn có thu nhập trang trải cuộc sống.

Với những người đã rút BHXH 1 lần thì vẫn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội theo 02 cách dưới đây:

Cách 1. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 liệt kê tới 12 đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng, cán bộ, công chức…

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động nên tiếp tục làm việc để tham gia BHXH tại cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc.

Xem chi tiết mức đóng BHXH bắt buộc tại đây.

Cách 2. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trường hợp không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện với mức đóng do chính mình lựa chọn và phương thức đóng đa dạng (hàng tháng, hàng năm hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần).

>> Xem công thức này để tính lương hưu ngay từ bây giờ

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.