Có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội?

Trong quan hệ lao động, pháp luật cho phép người lao động và doanh nghiệp được thỏa thuận nhiều nội dung nhằm đảm bảo chất lượng công việc cũng như quyền lợi của đôi bên. Và liệu trong số đó có nội dung về mức đóng BHXH?

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hàng tháng người lao động phải đóng bảo hiểm với số tiền:

Tiền đóng bảo hiểm

=

Mức lương tháng đóng BHXH

x

Tỷ lệ trích đóng

Trong đó:

- Mức lương tháng đóng BHXH phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc:

+ Nếu làm việc ở cơ quan, đơn vị do Nhà nước quy định chế độ tiền lương thì mức lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ cấp khác (nếu có).

+ Nếu làm việc ở doanh nghiệp do người sử dụng lao động quyết định chế độ tiền lương thì mức lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có).

- Tỷ lệ trích đóng thực hiện theo quy định của pháp luật:

Các khoản trích

Tỷ lệ trích lương của người lao động

Tỷ lệ trích chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ

10,5%

21,5%

Xem chi tiết mức đóng BHXH hiện nay tại đây.

Có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội?

Có được thỏa thuận mức đóng bảo hiểm xã hội? (Ảnh minh họa)

Có được thỏa thuận mức đóng?

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất nêu rõ:

Bảo hiểm xã hội bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Với quy định này có thể hiểu, mức hưởng BHXH sẽ tương xứng với mức đóng, mà theo cách nói thông thường, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít.

Do đó, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về mức đóng BHXH.

Tuy nhiên, lưu ý:

- Chỉ được thỏa thuận mức lương tháng đóng BHXH mà không được thỏa thuận tỷ lệ đóng.

- Mức lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường và không cao hơn 20 tháng lương cơ sở (theo Điều 6 Quyết định 595). Cụ thể:

+ Mức lương tháng tối thiểu đóng BHXH:

Vùng I: 4,18 triệu đồng.

Vùng II: 3,71 triệu đồng.

Vùng III: 3,25 triệu đồng.

Vùng IV: 2,92 triệu đồng.

+ Mức lương tháng tối đa đóng BHXH:

20 x 1,49 triệu đồng = 29,8 triệu đồng.

Trường hợp thỏa thuận mức đóng dẫn tới việc đóng không đúng mức quy định thì theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và tối đa không quá 75 triệu đồng.

>> Tổng hợp các mức phạt trong lĩnh vực bảo hiểm

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.