Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp?

Thực tế, vì không ít lý do mà nhiều người đã không nhận sự trợ giúp của bảo hiểm thất nghiệp khi không có việc làm. Vậy thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đó có được cộng dồn cho lần sau?

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn?

Điều 45 Luật Việc làm 2013 nêu rõ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Ngoài ra, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động còn được cộng dồn trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ một số trường hợp bất khả kháng như ốm đau, thai sản, tai nạn, lũ lụt…

Khi đó, trung tâm dịch vụ việc làm và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xem xét đến việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, căn cứ các thông tin nêu trên, người lao động sẽ được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian tính hưởng đó không được tính cho lần hưởng tiếp theo mà tính lại từ đầu.

Xem thêm: 7 trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp?

Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng như thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (bao gồm cả thời gian cộng dồn) thì người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng như sau:

Mức hưởng hàng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

Trong đó:

- Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.

- Nếu người lao động có thời gian đóng gián đoạn thì mức lương bình quân được tính trên tiền lương của 06 tháng có đóng bảo hiểm trước khi thất nghiệp.

- Thời gian hưởng tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng thêm 12 tháng thì được thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Với chính sách bảo lưu và cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật đang hỗ trợ một cách tối đa cho người lao động có thêm thu nhập trong thời gian không có việc làm.

>> Bảo hiểm thất nghiệp - Những thông tin quan trọng

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.