Có được chốt sổ khi công ty nợ tiền bảo hiểm?

Liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), có khá nhiều lao động quan tâm đến việc liệu có được chốt sổ khi công ty đang nợ tiền bảo hiểm hay không. Nếu được thì quyền lợi có bị ảnh hưởng?

Người lao động được chốt sổ BHXH khi thôi việc

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Trong đó, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm là việc ghi nhận thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người lao động (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng như nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tạm hoãn hợp đồng lao động…).

Chốt sổ bảo hiểm xã hội (Ảnh minh họa)

Có được chốt sổ khi công ty nợ tiền bảo hiểm?

Điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ: Trường hợp doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì doanh nghiệp có trách nhiệm:

- Đóng đủ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng để cơ quan BHXH chốt sổ, kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

- Nếu doanh nghiệp chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền doanh nghiệp còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Với quy định này có thể thấy, người lao động vẫn được chốt sổ khi doanh nghiệp đang nợ tiền bảo hiểm.

Xem thêm: Video: Cách đơn giản nhất để kiểm tra công ty có đóng bảo hiểm không?

Tuy nhiên, thực tế, không ít doanh nghiệp không rơi vào tình trạng giải thể, phá sản nhưng lại cố tình chây ỳ, không đóng đủ tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm của người lao động.

Trong trường hợp này, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở về hành vi vi phạm này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

>> Xử lý mạnh tay với doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội

Thùy Linh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?