Có được cấp lại sổ BHXH khi đã mất?

Sổ bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH, đồng thời là cơ sở để giải quyết các chế độ này. Vậy khi bị mất, người lao động có được cấp lại sổ BHXH?

Ai là người có trách nhiệm giữ sổ BHXH?

Trước đây, theo quy định của pháp luật, chủ sử dụng lao động là người có trách nhiệm giữ sổ BHXH cho nhân viên của mình.

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016 - ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người lao động là người có trách nhiệm giữ, bảo quản sổ BHXH của mình (khoản 3 Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Sở dĩ có quy định này bởi lẽ, sổ BHXH ghi nhận quá trình làm việc của người lao động, là tài sản tích lũy cho cuộc sống về sau. Chính vì vậy, không ai quản lý tài sản của mình tốt hơn chính mình. Bên cạnh đó, việc giữ sổ BHXH sẽ giúp cho người lao động có thể nắm bắt được các thông tin về mức đóng, mức hưởng, cũng như thực hiện quyền giám sát, theo dõi người sử dụng lao động trong việc đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp cho mình.

Có được cấp lại sổ BHXH khi đã mất?

Có được cấp lại sổ BHXH khi đã mất? (Ảnh minh họa)

Có được cấp lại sổ BHXH khi đã mất?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động có thể được cấp lại sổ khi bị mất hay hỏng.

Đồng thời, khoản 4 Điều 46 Quyết định này cũng nêu rõ, một người có từ 02 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ BHXH vào sổ mới.

Do vậy, trong suốt quá trình lao động cho đến ngày chốt sổ nghỉ hưu, mỗi người lao động chỉ có duy nhất 01 sổ BHXH.

Thủ tục cấp lại sổ BHXH

* Hồ sơ cấp lại sổ

Để được cấp lại sổ trong trường hợp bị mất, người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH của người lao động.

(Khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

* Thời gian cấp lại sổ

Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc và trong thời gian không quá 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được nhận sổ BHXH mới.

Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày.

(Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Như vậy, để được cấp lại sổ sau khi mất, người lao động chỉ cần đến cơ quan BHXH quận/huyện nộp đầy đủ hồ sơ và không phải nộp bất cứ khoản lệ phí nào.

Có thể thấy, với các quy định nêu trên, người lao động hoàn toàn có thể chủ động làm lại sổ BHXH khi bị mất để được đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho mình.

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.