Làm thế nào để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trợ cấp thất nghiệp đang là nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm mới. Vậy khi có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác, người lao động phải làm gì?


Điều kiện để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động đủ điều kiện mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp được nộp hồ sơ đề nghị hưởng tại bất cứ trung tâm dịch vụ việc làm nào mà mình muốn nhận.

Tuy nhiên, nếu đã đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một trung tâm dịch vụ việc làm mà muốn chuyển đến nơi khác để hưởng trợ cấp này, người lao động phải đáp ứng điều kiện tại Điều 22 Nghị định 28/2015 như sau:

1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, nếu có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp tại nơi đã đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó.


Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thực hiện thủ tục ở cả trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng và trung tâm dịch vụ việc làm ở nơi sẽ hưởng trợ cấp sau này.

* Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp gồm:

Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

* Hồ sơ nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến gồm:

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015 đã nêu rõ hồ sơ này gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

chuyen noi huong tro cap that nghiep

Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào? (Ảnh minh họa)


Thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Căn cứ Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động nộp đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Bước 2: Người lao động nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp.

Toàn bộ hồ sơ được gửi gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian trung tâm dịch vụ việc làm gửi hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động.

Cách thức nhận: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

Bước 3: Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn chuyển đến.

Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Bước 4: Nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh để tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục này, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không? 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid: 8 thắc mắc thường gặp

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời điểm này có xu hướng tăng. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi nhận trợ cấp thất nghiệp mùa Covid.

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Mùa dịch, thông báo tìm việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp thế nào?

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo tình hình tìm kiếm việc làm tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp. Vậy trong thời gian dịch bệnh, người dân không được ra ngoài, làm sao để thông báo tìm kiếm việc làm?