Có phải đổi thẻ BHYT khi thay đổi hộ khẩu không?

Thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) là căn cứ quan trọng để người bệnh được giải quyết quyền lợi khi đi khám chữa bệnh. Vậy trường hợp chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng gì đến giá trị sử dụng của thẻ BHYT không? Trường hợp này liệu có phải đổi thẻ BHYT?


Chuyển khẩu có làm mất giá trị sử dụng của thẻ BHYT?

Theo khoản 4 Điều 16 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.

Bên cạnh đó, Điều 23 Luật BHYT cũng quy định 12 trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như: Khám sức khỏe; xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị; sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;…

Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy, chuyển khẩu không thuộc các trường hợp đã nêu. Do đó, việc chuyển khẩu sẽ không làm mất giá trị sử dụng thẻ BHYT.

Xem thêm: Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong trường hợp nào?


Đã chuyển khẩu có được khám chữa bệnh theo thẻ BHYT?

Theo quy định về thủ tục khám chữa bệnh BHYT, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ghi nhận:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Hiện nay, thẻ BHYT giấy chưa có ảnh nên khi đi khám chữa bệnh, người bệnh phải cần xuất trình thẻ này và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp mà có ảnh như chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu, bằng lái xe,… thì sẽ được hưởng quyền lợi về BHYT.

Đồng thời, khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT, nhân viên bệnh viện khi tiếp nhận thẻ BHYT chỉ đối chiếu với các thông tin hiển thị trên thẻ gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người có tên trên thẻ. Nếu các thông tin này trùng khớp thì thẻ BHYT sẽ được chấp nhận.

Vì vậy, dù đã chuyển khẩu đi nơi khác nhưng các thông tin trên CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu,… vẫn trùng khớp với thẻ thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh BHYT với đầy đủ quyền lợi.

chuyen ho khau co phai doi the bhyt

Chuyển hộ khẩu có phải đổi thẻ BHYT không? (Ảnh minh họa)


Có phải đổi thẻ BHYT khi thay đổi hộ khẩu?

Như đã phân tích, nếu thông tin trên giấy tờ chứng minh nhân thân và thẻ BHYT trùng khớp thì người bệnh vẫn được khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, việc chuyển khẩu có thể sẽ phải tiến hành thủ tục đổi một số giấy tờ chứng minh nhân thân.

Cụ thể, theo Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định số 05/1999/NĐ-CP , trường hợp người đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải tiến hành thủ tục đổi chứng CMND.

Kéo theo đó, địa chỉ trong CMND mới sẽ bị thay đổi. Vì vậy, nếu đi khám chữa bệnh mà xuất trình CMND mới, người bệnh có thể sẽ không được chấp nhận do khác thông tin về địa chỉ trên thẻ BHYT.

Trong trường hợp này, người dân sẽ phải sử dụng giấy tờ chứng minh nhân thân khác trùng thông tin với thẻ BHYT hoặc tiến hành thủ tục đổi thẻ BHYT theo địa chỉ mới thì giấy tờ này mới được coi là hợp lệ để hưởng BHYT.

Trong khi đó, với các giấy tờ khác như CCCD, bằng lái xe,.. thì không cần đổi lại dù chuyển hộ khẩu cùng tỉnh hay khác tỉnh. Do đó mà thông tin trên các giấy tờ này và thẻ BHYT sẽ không bị thay đổi.

Như vậy, trường hợp thay đổi hộ khẩu có thể phải đổi thẻ BHYT nếu đã thực hiện thủ tục đổi CMND do chuyển khẩu khác tỉnh. Còn các trường hợp khác, vẫn được sử dụng như bình thường.

Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đi khám chữa bệnh tại nơi mình cư trú, người dân nên làm thủ tục đổi thẻ BHYT, trong đó thay đổi thông tin về địa chỉ và nơi khám chữa bệnh ban đầu.

Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mới nhất

Trên đây là giải đáp thắc mắc liên quan đến việc chuyển hộ khẩu có phải đổi thẻ BHYT hay không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Mất chứng minh thư có được khám bảo hiểm y tế?

>> Có cần làm lại thẻ BHYT khi đổi CMND sang CCCD?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi gì?

Bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi gì?

Bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi gì?

Ung thư được coi là loại bệnh nan y tiêu tốn rất nhiều chi phí điều trị trong thời gian dài. Trong trường hợp này, Bảo hiểm y tế (BHYT) chính là giải pháp tối ưu giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Dưới đây là một số quyền lợi dành cho bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh.

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản?

Như đã biết, lao động nữ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc khi mag thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, không hiếm trường hợp bị mang thai ngoài tử cung. Vậy trường hợp này có được hưởng chế độ thai sản?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?

Thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là căn cứ để người tham gia hưởng các quyền lợi về BHYT. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản và sử dụng không tránh khỏi có lúc không may làm mất thẻ. Vậy trường hợp mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh?