Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không?

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không là câu hỏi được nhiều quan tâm, hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này thông quy bài viết sau đây.

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội?

Hiện nay, điều kiện hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội như hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, bảo hiểm xã hội 1 lần... đều không có yêu cầu về hộ khẩu hay địa chỉ thường trú.

Do đó, việc chuyển hộ khẩu không ảnh hưởng đến giá trị của bảo hiểm xã hội.

Đối với sổ bảo hiểm xã hội, việc thay đổi hộ khẩu không thuộc trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm. Cụ thể, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, công dân chỉ phải đổi sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp:

- Sổ bảo hiểm xã hội mất, hỏng, gộp sổ bảo hiểm xã hội;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch;

- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Trong đó, thông tin cá nhân trên mẫu sổ bảo hiểm xã hội theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH không có thông tin về hộ khẩu.

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không? (Ảnh minh họa)

Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế?

Việc chuyển hộ khẩu không ảnh hưởng đến bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế vẫn có giá trị sử dụng và người bệnh vẫn có thể được tham gia khám bảo hiểm y tế theo quy định.

Cụ thể, theo Điều 16 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế chỉ mất giá trị sử dụng trong các trường hợp:

- Thẻ bảo hiểm y tế hết thời hạn sử dụng;

- Thẻ bảo hiểm y tế bị sửa chữa, tẩy xoá;

- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, trong 12 trường hợp thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nhưng không được thanh toán quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế cũng không có trường hợp nào liên quan đến việc chuyển hộ khẩu hay thay đổi đăng ký thường trú.

Đối với thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện nay chưa có ảnh nên khi đi khám chữa bệnh, người bệnh phải cần xuất trình thẻ này và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp mà có ảnh như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu… để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế.

Trong quá trình làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, nhân viên bệnh viện sẽ chỉ đối chiếu với các thông tin hiển thị trên thẻ gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người có tên trên thẻ. Nếu các thông tin này trùng khớp thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ được chấp nhận.

Vì vậy, dù đã chuyển khẩu đi nơi khác nhưng các thông tin trên Chứng minh nhân dân/Căn cước công nhân/hộ chiếu… vẫn trùng khớp với thẻ thì người bệnh sẽ được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với đầy đủ quyền lợi.

Trên đây là thôn tin về: Chuyển hộ khẩu có ảnh hưởng đến bảo hiểm không? Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?