Nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những giấy tờ quan trọng đối với người lao động khi giải quyết các chế độ bảo hiểm. Liệu thiếu sổ BHXH có ảnh hưởng tới việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của người lao động hay không?

Điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp

Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng.

  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an;

+ Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;

+ Bị tạm giam, phạt tù;

+ Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Chết.

Nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH có được nhận trợ cấp thất nghiệp?

Nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH có được nhận trợ cấp thất nghiệp? (Ảnh minh họa)

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 17, 18 và 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

  • Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…

  • Sổ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Từ 15/7/2020, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhiều thay đổi

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3. Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 4. Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng

Hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Xem chi tiết thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tại đây.

Có thể thấy, sổ bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, dù đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, nếu không có sổ BHXH thì người lao động cũng không được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Theo khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Chính vì vậy, người lao động cần biết đến những quy định này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Ngoài ra, người lao động cũng nên lưu tâm vấn đề dưới đây để không bị thiệt thòi:

>> "Mất trắng" tiền bảo hiểm thất nghiệp nếu không lĩnh sau 3 tháng?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?